Bệnh nhân nam 34 tuổi, ở thị trấn huyện Thanh Sơn được đưa đến TTYT huyện trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở.
Qua 15 phút, các bác sĩ đã dùng các biện pháp cấp cứu tích cực, ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng Ambu qua Mask khí quản, đặt ống nội khí quản, sốc điện và dùng thuốc vận mạch, thở máy… Người bệnh có nhịp tim trở lại, các chỉ số sinh tồn dần ổn định và tiếp tục được điều trị theo phác đồ.
Qua 15 phút, các bác sĩ đã dùng các biện pháp cấp cứu tích cực, ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng Ambu qua Mask khí quản, đặt ống nội khí quản, sốc điện và dùng thuốc vận mạch, thở máy… Người bệnh có nhịp tim trở lại, các chỉ số sinh tồn dần ổn định và tiếp tục được điều trị theo phác đồ.
Sau 1 ngày điều trị tích cực, sức khỏe người bệnh đã ổn định và đã được cai máy thở. Dự kiến bệnh nhân sẽ được ra viện vài ngày tới.
Theo đại diện Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực Chống độc, TTYT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, bệnh nhân ngừng tuần hoàn cần được nhận định và cấp cứu nhanh chóng, đúng kỹ thuật, vì “thời gian là não” (não người chịu được tình trạng thiếu oxy khoảng 4 phút, sau 4 phút các tế bào não hầu như sẽ chết và không hồi phục).
Chính vì vậy, cấp cứu càng nhanh, khả năng người bệnh sống sót càng lớn. Khi phát hiện người bệnh trong tình trạng ngừng thở cần nhanh chóng tiến hành các bước cấp cứu ngừng tuần hoàn theo trình tự, gồm: Ép tim ngoài lồng ngực, khai thông đường thở – thổi ngạt cho bệnh nhân, đồng thời đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Chính vì vậy, cấp cứu càng nhanh, khả năng người bệnh sống sót càng lớn. Khi phát hiện người bệnh trong tình trạng ngừng thở cần nhanh chóng tiến hành các bước cấp cứu ngừng tuần hoàn theo trình tự, gồm: Ép tim ngoài lồng ngực, khai thông đường thở – thổi ngạt cho bệnh nhân, đồng thời đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.