Vì sao YAGI là cơn bão hiếm gặp trên Biển Đông?

Vì sao YAGI là cơn bão hiếm gặp trên Biển Đông?- Ảnh 2.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, YAGI đang là cơn bão duy nhất mạnh lên thành siêu bão và đổ bộ trực tiếp nước ta. Trước đó, cơn bão RAI (năm 2021) cũng mạnh lên thành siêu bão khi vào Biển Đông nhưng tan dần trên Bắc Biển Đông, không ảnh hưởng.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, YAGI đang là cơn bão duy nhất mạnh lên thành siêu bão và đổ bộ trực tiếp nước ta. Trước đó, cơn bão RAI (năm 2021) cũng mạnh lên thành siêu bão khi vào Biển Đông nhưng tan dần trên Bắc Biển Đông, không ảnh hưởng.

Bão YAGI, ban đầu hình thành từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi ở Philippines, sau đó đạt đỉnh với sức gió duy trì tối đa lên tới 150 mph (khoảng 240 km/h, tương đương bão cấp 4), khiến nhất 13 người đã thiệt mạng ở Philippines do lũ lụt và lở đất.

Tối 1/9, bão Yagi hình thành trên vùng biển ngoài khơi miền Trung Philippin. Sáng 2/9, bão Yagi vượt qua khu vực phía Bắc đảo Luzon (Philippin) đi vào khu vực phía Đông của Biển Đông trở thành cơn bão số 3 năm 2024. Đây là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng. Vùng gió mạnh trên cấp 8 có bán kính khoảng 250km, vùng có gió mạnh trên cấp 10 khoảng 150km, vùng có gió mạnh trên cấp 12 khoảng 80km xung quanh tâm bão.

Tối 1/9, bão Yagi hình thành trên vùng biển ngoài khơi miền Trung Philippin. Sáng 2/9, bão Yagi vượt qua khu vực phía Bắc đảo Luzon (Philippin) đi vào khu vực phía Đông của Biển Đông trở thành cơn bão số 3 năm 2024. Đây là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng. Vùng gió mạnh trên cấp 8 có bán kính khoảng 250km, vùng có gió mạnh trên cấp 10 khoảng 150km, vùng có gió mạnh trên cấp 12 khoảng 80km xung quanh tâm bão.

Siêu bão Yagi hiện được ghi nhận là cơn bão nhiệt đới mạnh thứ 2 thế giới trong năm 2024, chỉ xếp sau cơn bão cấp 5 Beryl ở Đại Tây Dương.

Các chuyên gia khí tượng nhận định đây cũng là cơn bão có nhiều “cột mốc”. Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng Việt Nam, chỉ trong 48 tiếng đã đạt cấp siêu bão. Đây cũng là lần thứ 3 trong lịch sử, cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 4 (màu đỏ) được ban hành và cũng lần đầu tiên trong lịch sử, cấp độ 4 được sử dụng ở Vịnh Bắc Bộ.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, trong quá khứ có rất nhiều cơn bão mạnh hoạt động trên Biển Đông, có thể liệt kê như cơn cơn bão (ELLEN), đổ bộ Trung Quốc mạnh cấp 15; cơn bão (DOT) năm 1985; cơn bão BETTY năm 1985, cơn bão ANGELA năm 1995, cơn bão MEGI năm 2010; cơn bão USAGI năm 2013, cơn bão HAIYAN là cơn bão siêu mạnh, cường độ mạnh nhất lên tới cấp 17, tuy nhiên cường độ mạnh nhất ở khu vực phía Đông của Philippin, còn khi vào Biển Đông, bão HAIYAN cường độ giảm còn cấp 14, cấp 15; gần đây vào năm 2018 cơn bão MANGKHUT cấp 15, đổ bộ Trung Quốc. Như vậy có thể thấy đây là siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông.

“Mặc dù không có cơn bão nào tương tự YAGI nhưng để hiểu mức độ tàn phá của nó tôi lấy ví dụ thế này. Tháng 6/2016, bão Mirinae đi vào Nam Định – Ninh Bình với sức gió 12, giật cấp 13 khiến 3 người chết, 4 người mất tích, 30 nhà sập hoàn toàn, 1.400 nhà bị tốc mái, 12 tàu chìm, hơn 196.000 ha lúa bị ngập, 44.000 cây gãy đổ.

Lần này khu vực bão ảnh hưởng chính có đặc điểm địa hình, kinh tế – xã hội khác với cơn bão trên, nhưng với cường độ như dự báo hiện tại thì nếu không chủ động trong công tác phòng chống thì thiệt hại sẽ rất lớn”, ông Mai Văn Khiêm nói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *