Chứng say tàu xe hay xảy ra đối với phụ nữ và trẻ em ở các mức độ khác nhau. Nhẹ thì buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, rạo rực khó chịu. Nặng thì nôn mật vàng, sắc mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi lạnh, thậm chí có thể tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim…
– Trước khi lên tàu xe không nên ăn quá no nhưng cũng không nên để bụng đói.
– Trước khi lên tàu xe không nên ăn quá no nhưng cũng không nên để bụng đói.
– Có thể uống thuốc chống nôn theo chỉ dẫn, có thể dùng cao salonpas dán vào rốn.
– Ngồi trên xe mắt nhìn thẳng ra xa, nên chọn nơi thoáng gió, miệng ngậm một lát gừng tươi hoặc ô mai gừng, dùng ngón tay cái day ấn huyệt nội quan (ở mặt trước cẳng tay, phía trên lằn chỉ cổ tay chừng 4 cm, ở giữa hai gân nổi khi gấp bàn tay vào cẳng tay).
– Khi xe quay đầu, lượn vòng hoặc đi vào chỗ đường xóc nên ngả người theo xe.
– Khi xe quay đầu, lượn vòng hoặc đi vào chỗ đường xóc nên ngả người theo xe.
– Cuối cùng hạn chế đọc, nhắm mắt lại cũng có tác dụng.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi đi du lịch do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, nhiễm độc ăn uống, viêm dạ dày – ruột cấp tính, đợt cấp của viêm đại tràng mạn tính… có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau: Nhẹ thì đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn, đi lỏng; nặng thì phát sốt, đau bụng, thượng thổ hạ tả, thậm chí có thể tụt huyết áp do mất nước và điện giải.
Cách ứng phó:
– Không dùng nhiều đồ ăn có tính lạnh, nên ăn các đồ ăn thức uống quen thuộc, ấm nóng và dễ tiêu, rất thận trọng khi dùng các thực phẩm mới lạ, chú ý sử dụng các gia vị có tính ấm nóng và kích thích tiêu hóa như tỏi, gừng, hạt tiêu...