PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam nhấn mạnh những thông tin này tại hội thảo về hiến, lấy, ghép và điều phối mô tạng tại Việt Nam được diễn ra trong 2 ngày 16-17/7 tại Hà Nam.
Tại hội thảo, các chuyên gia y tế, luật và cả đại diện Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều cho rằng việc ghép tạng cứu sống người bệnh không chỉ cần sự phát triển của nền y tế mà điều quan trọng là sự chung tay của cả cộng đồng để tăng nguồn tạng hiến của người sau khi chết, chết não.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, một người chết não hiến tặng mô tạng có thể cứu sống cho hàng chục người bệnh khác. Thời gian qua, đặc biệt sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động hiến mô tạng, số lượng người đăng ký hiến mô tạng trên cả nước đã tăng lên.
“Điều đó là tín hiệu mừng cho phong trào hiến mô tạng tại Việt Nam. Tuy nhiên thực tế nhiều người dù khi còn sống đã đăng ký hiến mô tạng nhưng khi qua đời, người thân không đồng ý, các y bác sĩ cũng không thể lấy tạng hiến” – PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ.
“Điều đó là tín hiệu mừng cho phong trào hiến mô tạng tại Việt Nam. Tuy nhiên thực tế nhiều người dù khi còn sống đã đăng ký hiến mô tạng nhưng khi qua đời, người thân không đồng ý, các y bác sĩ cũng không thể lấy tạng hiến” – PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ.
Theo số liệu của Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, năm 2023 số người được ghép tạng tại Việt Nam là 1.000 người, trở thành nước có nhiều người được ghép tạng nhất Đông Nam Á.
Tuy nhiên, trong số người được ghép này chủ yếu lấy từ nguồn tạng là người hiến còn sống, còn nguồn tạng là người chết não chỉ có 12 người.
“Nhu cầu người bệnh cần ghép tạng là rất lớn, nhưng vì thiếu nguồn tạng từ người cho chết não nên phải lấy tạng từ nguồn tạng từ người hiến sống. Tuy nhiên chúng ta vẫn mong muốn nguồn tạng hiến từ người chết não, chết tim nhiều hơn, vì một người chết não hay chết tim có thể hiến được 8 tạng (2 thận, 2 gan, 2 phổi, tim, tuyến tuỵ; ngoài ra ra giác mạc…).
Còn người sống chỉ ghép được một bộ phận, và có bộ phận không bao giờ lấy được như tim; bên cạnh đó còn có những rủi ro về sức khỏe đối với người hiến sau hiến tạng”- PGS.TS Đồng Văn Hệ nói.