Phó Đức Nam dùng chiêu thức liên tục khoe lãi khủng, xuất hiện với hình ảnh hào nhoáng nhiều tiền để thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.”Em muốn được học hỏi từ anh”, đó là tin nhắn của một bạn sinh viên chủ động gửi cho đối tượng lừa đảo Phó Đức Nam (Mr Pips), sau khi bị thu hút bởi những hình ảnh sang chảnh, thành đạt trên mạng xã hội của đối tượng này. Mánh khóe của đối tượng lừa đảo đã khiến cho bị hại tự tìm đến và nghe theo những lời dụ dỗ đầu tư chứng khoán quốc tế. Hậu quả là nạn nhân đã bị lừa đảo, chiếm đoạt gần 8,3 tỷ đồng.
Phó Đức Nam dùng chiêu thức liên tục khoe lãi khủng, xuất hiện với hình ảnh hào nhoáng nhiều tiền để thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.”Em muốn được học hỏi từ anh”, đó là tin nhắn của một bạn sinh viên chủ động gửi cho đối tượng lừa đảo Phó Đức Nam (Mr Pips), sau khi bị thu hút bởi những hình ảnh sang chảnh, thành đạt trên mạng xã hội của đối tượng này. Mánh khóe của đối tượng lừa đảo đã khiến cho bị hại tự tìm đến và nghe theo những lời dụ dỗ đầu tư chứng khoán quốc tế. Hậu quả là nạn nhân đã bị lừa đảo, chiếm đoạt gần 8,3 tỷ đồng.
“Nam luôn xuất hiện là một người rất nhiều tiền. Điều đấy làm tác động đến tâm lý của mình khiến cho mình có một phần ngưỡng mộ nên khi Nam đưa ra những thông tin, mình sẽ không đủ tỉnh táo để có thể kiểm tra những thông tin đó xem đúng thực sự như Nam nói hay không”, người bị lừa đầu tư chứng khoán quốc tế chia sẻ.
Theo Thượng tá Hoàng Ngọc Cương, Phó trưởng Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội, ban đầu, số lượng rất nhỏ, dần dần về sau cứ lớn dần, đến khi bị lừa muốn rút ra không được. Thậm chí có những người bị lừa mất cả nhà, mất tất cả tài sản nhưng vẫn không nghĩ là mình bị lừa, vẫn nghĩ do mình chơi chứng khoán bị thua.
Theo Thượng tá Hoàng Ngọc Cương, Phó trưởng Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội, ban đầu, số lượng rất nhỏ, dần dần về sau cứ lớn dần, đến khi bị lừa muốn rút ra không được. Thậm chí có những người bị lừa mất cả nhà, mất tất cả tài sản nhưng vẫn không nghĩ là mình bị lừa, vẫn nghĩ do mình chơi chứng khoán bị thua.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ, Công ty Công nghệ An ninh mạng quốc gia NCS, cho biết, vụ việc cho thấy các đối tượng lừa đảo áp dụng công nghệ không mới, nhưng chiến lược tiếp cận và quảng bá lại rất công khai, khác biệt.
Trái ngược với các vụ việc lừa đảo trước đó, thường ẩn danh hoặc giả mạo cơ quan, tổ chức để chiếm lòng tin, nhóm của đối tượng này sử dụng chính hình ảnh của người cầm đầu để thu hút nạn nhân.
Các nội dung được đăng tải trên TikTok và các nền tảng mạng xã hội khác thường mô tả sự giàu có, cuộc sống xa hoa và cách kiếm tiền dễ dàng, kích thích lòng tham của người xem và dẫn dụ họ vào các kịch bản lừa đảo.
Ông Vũ Ngọc Sơn cho biết, các đối tượng dựng lên những sàn giao dịch tài chính và chứng khoán giả mạo dưới dạng các website hoặc ứng dụng. Các nền tảng này không kết nối với bất kỳ hệ thống tài chính chính thống nào mà hoàn toàn hoạt động độc lập, dựa trên dữ liệu được lập trình sẵn.
Điều đặc biệt là mọi thông tin về lãi hoặc lỗ đều do các đối tượng dàn dựng, tạo cảm giác đầu tư thành công ban đầu để thu hút nạn nhân chuyển thêm tiền. Khi nạn nhân rơi vào “mê cung” của các giao dịch giả, họ sẽ tiếp tục bị dụ dỗ đầu tư thêm với hy vọng gỡ vốn hoặc kiếm lời.