Trượt kỳ thi vào lớp 10 không phải quá ‘ghê gớm’

Trước đó, ngày 1/7, Sở GDĐT Hà Nội chính thức công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của 117 trường THPT công lập năm 2024. Nhiều học sinh vô cùng vui sướng khi biết mình đã đỗ vào trường cấp III đúng theo nguyện vọng. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp các em nhận được kết quả không như mong đợi.

Em N.N.M (Cầu Giấy, Hà Nội) không thể kìm nén được sự hụt hẫng khi nhận kết quả của kỳ thi vào 10 vừa qua. Em M thiếu 0,75 điểm nên không thể vào được trường mình đã đăng ký, em trượt cả 2 nguyện vọng. Cảm giác tội lỗi bủa vây khiến em M chỉ muốn đóng cửa 1 mình trong phòng.

Trượt kỳ thi vào lớp 10 không phải quá 'ghê gớm’- Ảnh 1.

Nhiều em học sinh không may thi trượt vào 10 trường công lập có cùng cảm giác buồn, hụt hẫng, tội lỗi, thất vọng, sợ phải đối mặt với mọi người, sợ bị hỏi han. (Ảnh minh họa).

“Em đã thực sự cố gắng nhưng kết quả không như mong đợi. Bố mẹ em không dư dả, mà bây giờ còn phải đi tìm trường tư cho em học, học phí lại rất cao… Em thương bố mẹ em lắm, em thấy có lỗi với bố mẹ…”, M vừa nói vừa nấc lên từng tiếng.

“Em đã thực sự cố gắng nhưng kết quả không như mong đợi. Bố mẹ em không dư dả, mà bây giờ còn phải đi tìm trường tư cho em học, học phí lại rất cao… Em thương bố mẹ em lắm, em thấy có lỗi với bố mẹ…”, M vừa nói vừa nấc lên từng tiếng.

Không chỉ M, nhiều học sinh không may thi trượt vào lớp 10 trường công lập cũng có cùng tâm trạng. Ngoài cảm giác buồn, hụt hẫng và thất vọng về bản thân, có em còn chia sẻ sợ việc phải đối mặt với mọi người, sợ bị hỏi han…

Học trường nào không quan trọng bằng việc mình sẽ học như thế nào

Chia sẻ với PV báo Sức khỏe và Đời sống, TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, trước mỗi kỳ thi, học sinh và phụ huynh đều có những kỳ vọng. Đó đều là những kỳ vọng chính đáng, nhưng không phải lúc nào kết quả cũng được như mong đợi.

Chia sẻ với PV báo Sức khỏe và Đời sống, TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, trước mỗi kỳ thi, học sinh và phụ huynh đều có những kỳ vọng. Đó đều là những kỳ vọng chính đáng, nhưng không phải lúc nào kết quả cũng được như mong đợi.

“Cách tốt nhất là các em cần làm tốt hơn ở chặng đường phía trước. Trở thành người như thế nào mới là điều quan trọng. Hãy chứng minh cho cha mẹ các em thấy, các em có thể làm tốt hơn nữa”, TS Nguyễn Tùng Lâm nói.

Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, việc đỗ được theo nguyện vong, vào được trường mình đã lựa chọn là tốt nhất. Nhưng không vào được đúng trường mình đã chọn thì cũng không phải là điều gì quá “ghê gớm”. Học trường nào không quan trọng bằng việc mình sẽ học như thế nào, kết quả học tập ra sao và sau này mình trở thành người như thế nào.

“Cha mẹ cần định hướng cho con, động viên các con kịp thời. Tránh việc từ nỗi buồn mà các em có những suy nghĩ, hành động lệch lạch, nguy hiểm…”, TS Nguyễn Tùng Lâm nói.

Thành công thì quá tốt, nhưng thất bại cũng không quá tệ

Đồng quan điểm, TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội chi sẻ: “Các nải chuối thường có chẵn số quả, chỉ có nải “hơi dị” thì mới có số quả lẻ. Nhưng nhiều bà nội trợ cho biết, nải chuối lẻ thường đắt gấp 3-4 lần nải chẵn. Vậy việc bói quả không thành công, lẻ quả lại khiến cho nải chuối đắt giá hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *