Phiên họp sáng 22/10 Kỳ họp lần thứ 75 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương diễn ra tại Manila, Philippines bắt đầu với bài phát biểu trực tuyến của TS. Tedros Ghebreyesus – Tổng Giám đốc WHO.
Trong bài phát biểu, Tổng Giám đốc WHO đánh giá cao những thành tựu đã đạt được trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm tại khu vực Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là thành công trong công tác phòng chống sốt rét ở khu vực tiểu vùng Mê Kông (Việt Nam, Lào, Campuchia) với tỷ lệ ca sốt rét giảm 98%.
Nội dung phiên họp sáng 22/10 tập trung vào thảo luận về Kết quả thực hiện Chương trình ngân sách 2022 – 2023 và Kế hoạch thực hiện Chương trình Ngân sách 2026 – 2027.
Nội dung phiên họp sáng 22/10 tập trung vào thảo luận về Kết quả thực hiện Chương trình ngân sách 2022 – 2023 và Kế hoạch thực hiện Chương trình Ngân sách 2026 – 2027.
Việt Nam hoan nghênh các kết quả đạt được của Chương trình ngân sách năm 2022-2023 và đánh giá cao nỗ lực của WHO trong việc hợp tác với các quốc gia thành viên và các đối tác khác khi tổng ngân sách được phê duyệt đã tăng từ 335,7 triệu đô la Mỹ trong giai đoạn 2020-2021 lên 421,6 triệu USD trong giai đoạn 2022-2023. Trong hai năm, ngân sách của khu vực tiếp tục tăng ròng và số tiền phân bổ cho khu vực tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023 là 519,8 triệu USD.
Báo cáo kết quả cho thấy quá trình hướng tới các mục tiêu ba tỷ và các mục tiêu phát triển bền vững – SDG (đến năm 2030) hiện đang gặp nhiều khó khăn, bao gồm 3 trụ cột/ưu tiên trong chiến lược của WHO, cụ thể là: Thứ nhất, bao phủ y tế toàn dân tốt hơn; Thứ hai, bảo vệ tốt hơn các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe và thứ ba, cải thiện hơn sức khoẻ người dân.
Báo cáo kết quả cho thấy quá trình hướng tới các mục tiêu ba tỷ và các mục tiêu phát triển bền vững – SDG (đến năm 2030) hiện đang gặp nhiều khó khăn, bao gồm 3 trụ cột/ưu tiên trong chiến lược của WHO, cụ thể là: Thứ nhất, bao phủ y tế toàn dân tốt hơn; Thứ hai, bảo vệ tốt hơn các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe và thứ ba, cải thiện hơn sức khoẻ người dân.
Do đó, nhân cơ hội này, Việt Nam muốn kêu gọi sự đoàn kết và hành động hợp tác giữa Chính phủ các nước với WHO và các đối tác khác. Đây là cách hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho người dân trên toàn thế giới.
Nhân dịp này, Việt Nam đã cảm ơn WHO và các đối tác quốc tế khác về sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tài chính cho hệ thống y tế tại Việt Nam và mong muốn tiếp tục hợp tác hiệu quả với các đối tác trong thời gian tới.
Đối với Chương trình ngân sách đề xuất cho năm 2026-2027, Việt Nam hoan nghênh đối với đề xuất từ WHO. Việt Nam lưu ý rằng tổng ngân sách đề xuất cho giai đoạn 2026-2027 là 7,7 tỷ USD theo kịch bản 1 và 9,5 tỷ USD theo kịch bản 2.
Tổng ngân sách đề xuất cho giai đoạn 2026-2027 theo cả hai kịch bản đều cao hơn ngân sách Chương trình đã được phê duyệt cho giai đoạn 2024-2025 là 6,8 tỷ USD. Vì một tỷ lệ lớn của ngân sách dự kiến sẽ được tài trợ bằng các khoản đóng góp tự nguyện được chỉ định, Việt Nam mong muốn điều chỉnh tăng cường hơn nữa huy động tài trợ theo chủ đề để tạo điều kiện cho các thành viên chuyển đổi từ đóng góp tự nguyện “được chỉ định” sang “theo chủ đề”.
Điều này sẽ giúp gia tăng tính linh hoạt trong việc triển khai các quỹ theo chủ đề, do đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hoạt động của Chương trình, giảm bớt thời gian dành cho việc huy động quỹ.