Ông Phan Văn Kính (sinh năm 1942, hiện ở 21 Hoa Lư, TP Nha Trang, Khánh Hòa, nguyên Giám đốc Đài PT-TH Khánh Hòa) là bạn học chung lớp Văn khóa 8, Khoa Ngữ văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông Kính kể: “Tôi ở miền quê xứ Nghệ, đi học muộn nên hơn anh Nguyễn Phú Trọng hai tuổi. Lớp chúng tôi ban đầu học ở Hà Nội, sau đó khoảng giữa năm 1965, vì điều kiện chiến tranh nên sơ tán lên Đại Từ (Thái Nguyên), từng tốp sinh viên ở trong nhà dân. Anh Trọng là người có trí nhớ rất tốt, say mê học tập, nghiên cứu, có tư duy sắc sảo, sống chan hòa.
Ông Kính kể: “Tôi ở miền quê xứ Nghệ, đi học muộn nên hơn anh Nguyễn Phú Trọng hai tuổi. Lớp chúng tôi ban đầu học ở Hà Nội, sau đó khoảng giữa năm 1965, vì điều kiện chiến tranh nên sơ tán lên Đại Từ (Thái Nguyên), từng tốp sinh viên ở trong nhà dân. Anh Trọng là người có trí nhớ rất tốt, say mê học tập, nghiên cứu, có tư duy sắc sảo, sống chan hòa.
Học tại đây được một thời gian thì tôi xung phong đi chiến trường miền Nam. Trước khi đi, anh Trọng đến nằm bên tôi chia sẻ, động viên tôi một đêm, cả hai chúng tôi, ai cũng tin tưởng kháng chiến rồi sẽ đến ngày thắng lợi”.
Sau một đêm dài tâm sự bên người bạn mình một lòng kính mến, sáng hôm sau ông Phan Văn Kính khoác ba lô dời nơi sơ tán ra điểm đón xe vào chiến trường miền Nam. Thật bất ngờ với ông Kính là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng ra đưa tiễn.
Sau một đêm dài tâm sự bên người bạn mình một lòng kính mến, sáng hôm sau ông Phan Văn Kính khoác ba lô dời nơi sơ tán ra điểm đón xe vào chiến trường miền Nam. Thật bất ngờ với ông Kính là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng ra đưa tiễn.
Nhiều năm công tác với vai trò là phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam, sau giải phóng, ông Phan Văn Kính về làm công tác tuyên huấn rồi sau làm Giám đốc Đài PT-TH Khánh Hòa. Dù công tác ở đâu, hình ảnh người bạn Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn in đậm trong trí nhớ ông Kính.
“Cuối năm 1976, khi vừa kịp hồi phục sức khỏe sau trận sốt rét, tôi nhớ anh Trọng quá nên tìm ra Hà Nội gặp anh, khi đó anh đang làm ở Tạp chí Cộng sản. Hai anh, em ôm nhau khóc nức nở. Lúc này tôi mới thực sự thấu hiểu hết câu ‘nước mắt dành cho ngày gặp mặt’, sung sướng lắm, hạnh phúc lắm. Rồi từ đó, dù anh Trọng làm ở cương vị nào nhưng mỗi lần tôi ra Hà Nội hay anh vào Khánh Hòa, khi gặp nhau anh Trọng vẹn nguyên sự chân tình, đặc biệt, tình nghĩa anh Trọng dành cho bạn bè luôn sâu nặng”, ông Kính tâm tình.
Từ những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Phan Văn Kính còn học được ở Tổng Bí thư nhiều điều quý báu.
Ông Kính thổ lộ: “Có nhiều điều tôi học được từ anh Trọng, trong đó, điều sâu sắc nhất là nghĩa tình dành cho thầy cô giáo, bạn bè. Dù ở cương vị nào, mỗi lần họp lớp, anh Trọng đều dành cho thầy cô giáo sự kính trọng tuyệt đối, dành cho bạn bè sự yêu thương, trìu mến, giản dị, tinh khiết và thanh cao”.