Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Khu di tích Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân, sáng 18/8, ngay sau khi đến thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Liệt sĩ Phạm Hồng Thái tại Công viên Nghĩa trang Hoàng Hoa Cương; thăm Khu di tích Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Trước khuôn viên ngôi mộ có một tấm bia lớn ghi bằng chữ Hán lược thuật lại hành động anh hùng của liệt sĩ Phạm Hồng Thái, mộ phần của đồng chí Phạm Hồng Thái có đặt dòng chữ “Mộ Liệt sĩ Phạm Hồng Thái” bằng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc. Nơi đây đã trở thành địa chỉ đỏ để mỗi người dân Việt Nam khi đến Quảng Châu tìm về thăm viếng.

Trước khuôn viên ngôi mộ có một tấm bia lớn ghi bằng chữ Hán lược thuật lại hành động anh hùng của liệt sĩ Phạm Hồng Thái, mộ phần của đồng chí Phạm Hồng Thái có đặt dòng chữ “Mộ Liệt sĩ Phạm Hồng Thái” bằng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc. Nơi đây đã trở thành địa chỉ đỏ để mỗi người dân Việt Nam khi đến Quảng Châu tìm về thăm viếng.

Liệt sĩ Phạm Hồng Thái (1895-1924), quê quán xã Hưng Nhân, nay là xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, là một chiến sĩ yêu nước của Việt Nam đã hy sinh tại Quảng Châu vào ngày 19/6/1924. Tham gia tổ chức Tâm tâm xã do Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong sáng lập vào năm 1924, Phạm Hồng Thái nhận nhiệm vụ ám sát toàn quyền Đông Dương Henry Merlin khi Merlin thăm tô giới Sa Điện. Việc không thành, Phạm Hồng Thái gieo mình xuống dòng Châu Giang tự vẫn. Sự kiện “Tiếng bom Sa Điện” đã gây chấn động báo chí và dư luận Trung Quốc bấy giờ, góp phần khích lệ phong trào giải phóng dân tộc đang nổi lên khắp châu Á.

Trân trọng, cảm phục tinh thần xả thân vì nước của đấng đại dũng Việt Nam, nhân dân Quảng Châu đã mai táng ông trên ngọn đồi Nhị Vọng Cương, mộ hướng về Tây Nam để hồn ông luôn vọng về Tổ quốc.

Trân trọng, cảm phục tinh thần xả thân vì nước của đấng đại dũng Việt Nam, nhân dân Quảng Châu đã mai táng ông trên ngọn đồi Nhị Vọng Cương, mộ hướng về Tây Nam để hồn ông luôn vọng về Tổ quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã xúc động chứng kiến các bức ảnh ghi lại những năm tháng hoạt động gắn bó mật thiết với nhân dân địa phương của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu.

Di tích Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại căn nhà số 13 (nay là 248 – 250) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc là địa danh gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Châu từ năm 1924 đến năm 1927. Căn nhà số 13 là trụ sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và ra tờ báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Hội.

Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã mở ba lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng Việt Nam, với tổng số 75 người. Người trực tiếp phụ trách và là giảng viên chính. Những bài giảng của Người được tập hợp lại và xuất bản thành cuốn “Đường Kách mệnh”, cẩm nang hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một trong những văn kiện lý luận đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1971, căn nhà số 13 đường Văn Minh được Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định giữ gìn làm Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lấy tên là “Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên”. Di tích thuộc quyền quản lý của Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Quảng Đông, đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Trung Quốc.

Năm 2002, Chính quyền thành phố Quảng Châu đã đầu tư tu sửa toàn diện Di tích và khánh thành Di tích vào ngày 30/4/2002 nhân dịp kỷ niệm 112 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong nhiều năm qua, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Quảng Đông, Cục Văn hóa Quảng Châu đã giữ gìn và phát huy tác dụng Di tích lịch sử này. Di tích Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gồm: lớp học, phòng Bác ở, phòng ở của các học viên, bếp và gian trưng bày các tư liệu về thời kỳ Bác hoạt động ở Quảng Châu những năm 1924 – 1927. Di tích là địa chỉ đỏ quan trọng cho những người dân Việt Nam tới thăm mỗi khi đến Quảng Châu, là minh chứng sống động cho những năm tháng hoạt động sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc trên đất bạn và cũng là hiện thân cho tình hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *