Tinh gọn bộ máy: ‘Còn chần chừ còn gây trở ngại cho sự phát triển, sẽ có lỗi với nhân dân, đất nước’

Cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đang được triển khai quyết liệt để nâng cao năng lực quản lý và điều hành quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại. Cuộc cách mạng này yêu cầu phải được nhất quán tuân thủ và nghiêm túc triển khai theo định hướng và sắp xếp của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, để bảo đảm tiến độ tinh gọn bộ máy.

Quá trình cải cách triệt để bộ máy chính phủ hướng đến sự tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả đòi hỏi sự quyết tâm chính trị mạnh mẽ, sự lãnh đạo sáng suốt từ các cấp cao nhất và sự đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị.

Quá trình cải cách triệt để bộ máy chính phủ hướng đến sự tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả đòi hỏi sự quyết tâm chính trị mạnh mẽ, sự lãnh đạo sáng suốt từ các cấp cao nhất và sự đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị.

Phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Ngô Thành Can, Giảng viên cao cấp, Học viện Hành chính Quốc gia xung nội dung này.

Thưa ông, là người có nhiều năm nghiên cứu về khoa học quản lý, ông đánh giá thế nào về chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy mà chúng ta đang thực hiện?

Thưa ông, là người có nhiều năm nghiên cứu về khoa học quản lý, ông đánh giá thế nào về chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy mà chúng ta đang thực hiện?

Thẳng thắn nhìn nhận, thực tế tổ chức bộ máy vẫn còn công kềnh, nhiều tầng nấc, chồng chéo chức năng nhiệm vụ. Biên chế nhân sự khu vực công còn lớn; hiệu lực, hiệu quả công việc chưa cao; chi phí ngân sách vào hoạt động của bộ máy còn cao.

Đây là thời điểm thích hợp để thực hiện tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị, còn chần chừ còn gây trở ngại cho sự phát triển, sẽ là có lỗi với nhân dân với đất nước. Tiến hành tinh gọn bộ máy khẩn trương, có sự chuẩn bị tốt cho các bước đi phù hợp, thận trọng, Trung ương làm trước, địa phương làm sau. Tạo sự thống nhất, đồng lòng từ trên xuống dưới, quyết tâm thực hiện.

Bộ máy sau tinh gọn sẽ phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí gì thưa ông?

PGS.TS Ngô Thành Can: Tinh gọn bộ máy phải có định hướng, tầm nhìn, tính hướng đích rõ ràng. Đó là hướng tới bộ máy: Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả.

Thực trạng tổ chức bộ máy cần được nghiên cứu xem xét, sơ kết, tổng kết, có những kinh nghiệm thực tiễn, những bài học tốt cho công tác tổ chức bộ máy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *