Sáng nay – 25/10, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo xây dựng thông tư quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng, cập nhật, ghi thông tin, cấu trúc danh mục và hướng dẫn thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.
Các ý kiến tại hội thảo góp phần khắc phục, hạn chế các vướng mắc liên quan đến thanh toán chi phí thuốc trong khám chữa bệnh BHYT, đảm bảo việc cập nhật danh mục thuốc được thực hiện thường xuyên, liên tục, công khai, minh bạch và thuận lợi cho các đơn vị thực hiện.

GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay trong những năm qua, thuốc luôn là cấu phần quan trọng và luôn chiếm tỷ lệ chi lớn trong tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT.
Thuốc chiếm tỷ lệ chi lớn trong tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT
Thuốc chiếm tỷ lệ chi lớn trong tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay trong những năm qua, thuốc luôn là cấu phần quan trọng và luôn chiếm tỷ lệ chi lớn trong tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT.
“Mặc dù những năm gần đây tỷ lệ thuốc/tổng chi khám chữa bệnh BHYT liên tục giảm, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng chi tiêu lớn nhất từ quỹ BHYT. Năm 2020 là 40,42 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,75%; năm 2021 là 34,48 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,86%; năm 2022 là 40,57 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,41%”- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thông tin.
Hiện nay, việc chi trả chi phí thuốc cho người tham gia BHYT thực hiện theo danh mục và quy định tại Thông tư 20/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với các thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT, có hiệu lực từ ngày 1/3/2023.
Hiện nay, việc chi trả chi phí thuốc cho người tham gia BHYT thực hiện theo danh mục và quy định tại Thông tư 20/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với các thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT, có hiệu lực từ ngày 1/3/2023.
“Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng BHYT, trong khi danh mục thuốc BHYT tại Thái Lan, Singapore, Philippines chỉ có 600-700 hoạt chất”- GS.TS Trần Văn Thuấn nói.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, vẫn còn một số vấn đề hạn chế, vướng mắc cần phải điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ nhất, vướng mắc thuốc liên quan đến phân hạng sử dụng thuốc theo bệnh viện, nhiều ý kiến cho rằng, cần sớm có hướng dẫn thực hiện sử dụng thuốc, sửa đổi các quy định phù hợp với quy định về cấp chuyên môn trong Luật khám bệnh chữa bệnh 2023, được thực hiện từ ngày 01/01/2025, bảo đảm phù hợp với yêu cầu chuyên môn, phạm vi hoạt động, điều kiện trang thiết bị và nhân lực của cơ sở y tế.
Thứ 2, là những vướng mắc về thanh toán BHYT đối với chi phí hao hụt thuốc;