Trong cái rét ngày cuối đông, trên miền đất cồn cát, gió Lào, ông Ngô Văn Hóa, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần Quảng Bình (gọi tắt là trung tâm) dẫn chúng tôi thăm những con người sống trong lằn ranh mê – tỉnh. Trái ngược với mường tượng về khung cảnh hỗn loạn, nhếch nhác là những nụ cười và lời chào đầy thiện cảm của những con người nơi đây. Vang vang từ phía xa là tiếng la hét của một số người bệnh nặng, không làm chủ được tâm thức.
Ông Hóa tâm sự, những bệnh nhân nơi đây không chỉ bị bẩm sinh mà còn vì những sang chấn do áp lực cuộc sống, những cú sốc do tình cảm, công việc, học hành… rồi lạc vào “cõi điên”. Hướng về một bệnh nhân ở khu nữ, ông Hóa tiếc nuối nói: “Cô ấy giỏi lắm, từng học 2 bằng ngoại ngữ những rồi phát bệnh. Còn cô kia tốt nghiệp đại học danh tiếng tưởng ba mẹ nghèo sẽ đỡ vất vả hơn thì… Còn biết bao con người tài giỏi cũng bị “trời đày” vào đây”.
Ông Hóa tâm sự, những bệnh nhân nơi đây không chỉ bị bẩm sinh mà còn vì những sang chấn do áp lực cuộc sống, những cú sốc do tình cảm, công việc, học hành… rồi lạc vào “cõi điên”. Hướng về một bệnh nhân ở khu nữ, ông Hóa tiếc nuối nói: “Cô ấy giỏi lắm, từng học 2 bằng ngoại ngữ những rồi phát bệnh. Còn cô kia tốt nghiệp đại học danh tiếng tưởng ba mẹ nghèo sẽ đỡ vất vả hơn thì… Còn biết bao con người tài giỏi cũng bị “trời đày” vào đây”.
Rảo bước trên dãy hành lang dài, ông Hóa cho biết, trung tâm đi vào hoạt động hơn 8 năm. Hiện 56 cán bộ, y bác sĩ, nhân viên đang chăm sóc 217 người bệnh. Họ là những bệnh nhân đặc biệt nặng có hoàn cảnh khó khăn hoặc không còn gia đình, đồng hành cùng những người bệnh, họ có biết bao cảm xúc vui buồn.
Dẫn chúng tôi tới khu bệnh nhân nam, vị giám đốc chỉ về y sỹ Lê Quốc Anh nói: “Bệnh nhân mà y sỹ Anh đang hướng dẫn gấp chăn là người gây ra vết thương dài ở mí mắt của anh ấy cách đây không lâu. Ở đây bị mắng chửi, hành hung khi bệnh nhân lên cơn là chuyện cơm bữa. Xong rồi lại yêu thương nhau ấy mà”.
Dẫn chúng tôi tới khu bệnh nhân nam, vị giám đốc chỉ về y sỹ Lê Quốc Anh nói: “Bệnh nhân mà y sỹ Anh đang hướng dẫn gấp chăn là người gây ra vết thương dài ở mí mắt của anh ấy cách đây không lâu. Ở đây bị mắng chửi, hành hung khi bệnh nhân lên cơn là chuyện cơm bữa. Xong rồi lại yêu thương nhau ấy mà”.
Y sĩ Hoàng Tuấn Dũng, phụ trách Khoa Bệnh nhân nặng của trung tâm có rất nhiều kỷ niệm khi tiếp xúc với các bệnh nhân. Là đơn vị tiếp nhận người bệnh nặng từ cộng đồng nên rất khó trong việc quản lý, điều trị.
Vì chưa quen môi trường mới, xa gia đình những người bệnh thường xuyên chống đối, la hét, hành hung y bác sĩ. Là những người tiếp xúc trực tiếp với họ, việc nhận lời chửi mắng, những cái vung tay, hay phỉ nhổ là điều quá đỗi quen thuộc.
“Tôi vẫn nhớ 2 chị em nữ bệnh nhân lúc mới vào chống đối không chịu thực hiện phác đồ. Tường rào cao có thép gai bao quanh nhưng vẫn tìm cách trèo để trốn ra. Phải vất vả lắm mới ổn định lại tâm lý cho họ để điều trị và tình trạng bệnh ổn như bây giờ”, y sĩ Dũng chia sẻ.
Là người phụ nữ có vóc dáng nhỏ bé làm trong môi trường đặc biệt, bác sĩ Lê Thị Mỹ Linh phải chuẩn bị kỹ tâm lý cho những trường hợp xấu sẽ xảy ra. Gắn bó với người bệnh ở đây thời gian dài, nữ bác sĩ càng hiểu và thương họ nhiều hơn. Theo bác sĩ Linh, mặc dù họ hung dữ khi lên cơn nhưng sau đó là những con người đôn hậu luôn yêu thương gia đình, nghe lời cán bộ.