Theo khoản 1, Điều 2 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT, Chương trình GDTX cấp THCS, Chương trình GDTX cấp THPT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành.
Hiện nay, sinh viên thường dạy thêm theo 2 hình thức: Dạy thêm cho các trung tâm, cơ sở dạy thêm; Tự mở lớp dạy thêm do mình quản lý.
Như vậy, trường hợp sinh viên tự mở lớp dạy thêm thì phải đăng ký kinh doanh theo quy định. Trường hợp sinh viên dạy thêm thông qua các trung tâm, cơ sở dạy thêm thì không cần đăng ký kinh doanh nhưng phải ký hợp đồng lao động/dịch vụ…
Như vậy, trường hợp sinh viên tự mở lớp dạy thêm thì phải đăng ký kinh doanh theo quy định. Trường hợp sinh viên dạy thêm thông qua các trung tâm, cơ sở dạy thêm thì không cần đăng ký kinh doanh nhưng phải ký hợp đồng lao động/dịch vụ…
Như vậy, nếu dạy thêm theo hình thức hộ kinh doanh không đăng ký thành lập hộ kinh doanh sẽ bị phạt 5 – 10 triệu đồng với cá nhân và phạt từ 10 – 20 triệu đồng với tổ chức. Trường hợp hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng với tổ chức; cá nhân bị phạt từ 25 – 50 triệu đồng.
Giải đáp thêm về băn khoăn này, đại diện Bộ GD&ĐT cho hay, những đối tượng không thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Thông tư 29 được dạy thêm, không cần phải đăng ký kinh doanh.
Thông tư 29 cũng chỉ quy định người dạy thêm ngoài nhà trường bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm sẽ được dạy thêm.
Thông tư 29 cũng chỉ quy định người dạy thêm ngoài nhà trường bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm sẽ được dạy thêm.
“Không ai cấm việc gia đình mời một người nào đó, thậm chí giáo viên (không dạy chính khóa học sinh đó trên trường) đến dạy, kèm cặp cho con họ cả. Gia đình mời thầy cô đến dạy cho con em mình thì thầy cô tổ chức điều gì? Nhưng khi có thêm vài học sinh khác, dù có con em của mình trong đó, phụ huynh vẫn bị coi là tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm. Còn giáo viên dù được gia đình mời đến dạy cho con nhưng đúng học sinh của mình dạy trên trường đó là dạy thêm “trá hình”.
Tuy nhiên, nếu phụ huynh tổ chức lớp học thêm (tức có cả các học sinh khác ngoài con mình) ở nhà và mời giáo viên đến dạy thì bị coi là hoạt động tổ chức và như vậy thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 29. Bởi trong trường hợp này phụ huynh sẽ thu tiền của con em các gia đình khác và trả tiền cho giáo viên. Như vậy, phải đăng ký kinh doanh.
Đại diện Bộ GD&ĐT nhấn mạnh: “Thông tư 29 quy định với việc dạy thêm đối với các môn học trong chương trình phổ thông. Khi nói không dạy thêm đối với học sinh tiểu học tức không dạy thêm những môn học theo nội dung của chương trình; còn những môn học không thuộc chương trình giáo dục phổ thông 2018 không thuộc vào định nghĩa dạy thêm, học thêm. Ví dụ như tiếng Anh, không dạy nội dung như trong chương trình, sách giáo khoa mà dạy theo hình thức, phương pháp khác để phát triển các kỹ năng nghe, nói,… không chịu sự điều chỉnh của Thông tư 29”.