Sinh viên có thể được miễn học phí nếu học ngành này

Sinh viên có thể được miễn học phí nếu học ngành này- Ảnh 1.

Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành sản xuất chip và linh kiện bán dẫn. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, cả nước cần 10.000 kỹ sư mỗi năm, nhưng nguồn nhân lực hiện đáp ứng chưa tới 20%.

Tại Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Công nghiệp bán dẫn vừa được tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên theo học các chuyên ngành đào tạo liên quan đến ngành Công nghiệp bán dẫn.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng đang khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo chuẩn về vi mạch bán dẫn để hoàn thành trong quý 1 năm 2025.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng đang khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo chuẩn về vi mạch bán dẫn để hoàn thành trong quý 1 năm 2025.

Trong văn bản của Bộ GD&ĐT gửi các trường ngày 9/12 về “Phát triển nguồn nhân lực ngành Công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”, Bộ GD&ĐT cũng nêu, các trường đại học phải có chính sách ưu tiên, gồm học bổng, miễn giảm học phí, ký túc xá… cho sinh viên ngành bán dẫn.

Hiện tại có 18 trường đại học được ưu tiên đầu tư ngân sách để hình thành, nâng cấp phòng thí nghiệm bán dẫn. Khoảng 1.300 giảng viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về ngành công nghiệp bán dẫn. Học phí các ngành, chương trình thuộc lĩnh vực vi mạch, bán dẫn ở các trường từ 16-78 triệu đồng/năm.

Hiện tại có 18 trường đại học được ưu tiên đầu tư ngân sách để hình thành, nâng cấp phòng thí nghiệm bán dẫn. Khoảng 1.300 giảng viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về ngành công nghiệp bán dẫn. Học phí các ngành, chương trình thuộc lĩnh vực vi mạch, bán dẫn ở các trường từ 16-78 triệu đồng/năm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *