Siêu Trăng xanh xuất hiện đúng rằm tháng 7 có gì đặc biệt?

Siêu Trăng xanh xuất hiện đúng rằm tháng 7 có gì đặc biệt?- Ảnh 2.

Lần trăng tròn này được các bộ lạc người Mỹ bản địa đầu tiên gọi là Trăng cá tầm vì cá tầm lớn ở Ngũ Hồ và các hồ lớn khác dễ bị đánh bắt hơn vào thời điểm này trong năm. Mặt trăng này còn được gọi là Trăng Ngô Xanh và Trăng Ngũ cốc. Bởi vì đây là lần trăng tròn thứ ba trong số bốn lần trăng tròn trong mùa này nên nó được gọi là Trăng xanh.

Lần trăng tròn này được các bộ lạc người Mỹ bản địa đầu tiên gọi là Trăng cá tầm vì cá tầm lớn ở Ngũ Hồ và các hồ lớn khác dễ bị đánh bắt hơn vào thời điểm này trong năm. Mặt trăng này còn được gọi là Trăng Ngô Xanh và Trăng Ngũ cốc. Bởi vì đây là lần trăng tròn thứ ba trong số bốn lần trăng tròn trong mùa này nên nó được gọi là Trăng xanh.

Có hai loại Trăng xanh: Trăng xanh hàng tháng (kỳ trăng tròn thứ hai) và Trăng xanh theo mùa (Trăng tròn thứ ba trong bốn trăng tròn trong cùng một mùa thiên văn). Kể từ ngày hạ chí vào ngày 20/6, đã có trăng tròn vào ngày 22/6 và ngày 21/7. Trăng Sturgeon vào ngày 19/8 và trăng tròn tiếp theo, “Trăng thu hoạch”, vào ngày 18/9.

Trăng xanh của cả hai loại này diễn ra hai đến ba năm một lần. Trăng xanh theo mùa gần đây nhất là vào tháng 10/2020 và tháng 8/2021, và Trăng xanh theo mùa tiếp theo sẽ xảy ra vào tháng 5/2027. Không cần ống nhòm ngắm sao và kính thiên văn để ngắm trăng tròn, nhưng nếu có thì sẽ giúp nhìn thấy các chi tiết trên bề mặt Mặt Trăng mà mắt thường không nhìn thấy được.

Trăng xanh của cả hai loại này diễn ra hai đến ba năm một lần. Trăng xanh theo mùa gần đây nhất là vào tháng 10/2020 và tháng 8/2021, và Trăng xanh theo mùa tiếp theo sẽ xảy ra vào tháng 5/2027. Không cần ống nhòm ngắm sao và kính thiên văn để ngắm trăng tròn, nhưng nếu có thì sẽ giúp nhìn thấy các chi tiết trên bề mặt Mặt Trăng mà mắt thường không nhìn thấy được.

Tuy nhiên, độ dài của tuần trăng chỉ có 29,53 ngày nên tháng âm lịch chỉ dài 29 hoặc 30 ngày. Như vậy 12 tuần trăng thực ra chưa đủ 12 tháng dương lịch. Trong dương lịch, chúng ta biết rằng 4 mùa được chia tương đối đều, mỗi mùa có độ dài 3 tháng và được định mốc bởi 2 lần phân hoặc chí (chẳng hạn từ xuân phân đến hạ chí, từ hạ chí đến thu phân…).

“Vì 3 tháng này dài hơn 3 tuần trăng nên nếu một lần trăng tròn rơi vào một trong vài ngày đầu tiên của một mùa thì một trong số vài ngày cuối cùng của mùa đó có thể là lần trăng tròn thứ 4 (trong khi lẽ ra một mùa chỉ có thể có 3 lần trăng tròn). Trong trường hợp đó, lần trăng tròn thứ 3 trong số 4 lần trăng tròn của một mùa được gọi là Trăng xanh. Theo cách tính này, cứ khoảng 3 năm thì có một lần Trăng xanh của mùa.

Trăng xanh của tháng dùng để chỉ lần trăng tròn thứ hai trong tháng dương lịch. Vì chu kì tuần trăng là 29,53 ngày, trong khi mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày. Vậy nên nếu thời điểm trăng tròn rơi vào ngày mùng 1 của một tháng thì ngày 30 hoặc 31 của tháng đó cũng sẽ lặp lại pha này của Mặt Trăng. Lần trăng tròn thứ 2 của một tháng này được gọi là Trăng xanh. Trăng xanh của tháng như vậy dễ xảy ra hơn, khoảng 2 năm đến dưới 3 năm một lần.

Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam lý giải khi kết hợp cả 2 định nghĩa trên, thì cứ hơn 1 năm là có một lần trăng tròn được tính là Trăng xanh, nên nó không hề hiếm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *