Những nguy hại của trào lưu xé túi mù

“Túi mù” là cách gọi những món đồ chơi đa dạng trong các túi nhỏ riêng biệt. Người mua không biết được mình sẽ sở hữu món đồ chơi nào cho đến khi xé túi. Các loại “túi mù” phổ biến có kích thước dao động 1-3,5cm, chia thành nhiều chủ đề như con vật, trái cây cách điệu hay các nhân vật hoạt hình với nhiều màu sắc khác nhau.

“Túi mù” là cách gọi những món đồ chơi đa dạng trong các túi nhỏ riêng biệt. Người mua không biết được mình sẽ sở hữu món đồ chơi nào cho đến khi xé túi. Các loại “túi mù” phổ biến có kích thước dao động 1-3,5cm, chia thành nhiều chủ đề như con vật, trái cây cách điệu hay các nhân vật hoạt hình với nhiều màu sắc khác nhau.

Từ những chiếc hộp bí ẩn đến các gói hàng nhỏ xinh, trào lưu “túi mù” đang trở thành một hiện tượng toàn cầu. Trào lưu xé “túi mù” mang lại cảm giác thư giãn, giải trí, nhưng cũng đi kèm nhiều hệ lụy tiêu cực.

Trên các nền tảng mạng xã hội, chúng ta dễ dàng bắt gặp hàng loạt video bóc “túi mù” thu hút hàng triệu lượt xem. Đặc biệt, giới trẻ Gen Z và Gen Alpha đang dành rất nhiều thời gian để xem và theo dõi những đoạn video này, thể hiện sự tò mò và thích thú với hình thức giải trí mới lạ.

Trên các nền tảng mạng xã hội, chúng ta dễ dàng bắt gặp hàng loạt video bóc “túi mù” thu hút hàng triệu lượt xem. Đặc biệt, giới trẻ Gen Z và Gen Alpha đang dành rất nhiều thời gian để xem và theo dõi những đoạn video này, thể hiện sự tò mò và thích thú với hình thức giải trí mới lạ.

Mới đây, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT tỉnh Hậu Giang vừa tiến hành kiểm tra đột xuất một hộ kinh doanh tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Kết quả, đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở này bày bán hơn 2.000 sản phẩm “túi mù” hay “hộp mù” đăng tải trên tài khoản Facebook “Thúy Hòa”. Toàn bộ nhãn hàng hóa bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn thể hiện đơn vị chịu trách nhiệm đối với hàng hóa.

Có những túi mù đến từ các hãng đồ chơi nổi tiếng có giá lên tới tiền triệu cũng được người đam mê không tiếc đổ vào. Ví dụ Skullpanda của hãng Popmart, hay bộ sưu tập Labubu cũng của hãng đồ chơi này có giá từ khoảng 300.000 đồng cho đến 21 triệu đồng/hộp và luôn là món đồ được tín đồ Blind box săn đón ở mọi phân khúc.

Trịnh Đức (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết đã dành rất nhiều thời gian và tiền bạc để săn mua món đồ chơi bí ẩn trong những chiếc hộp nhỏ. Theo Đức, mỗi lần mở một chiếc túi mù, anh lại cảm thấy như mình đang khám phá kho báu được giấu kín, có cảm giác hồi hộp khi từ từ lột lớp giấy gói bên ngoài cho đến khi nhìn thấy món đồ bên trong.

Xé túi mù không chỉ làm tăng lượng bao bì thải ra môi trường mà còn khuyến khích lối sống tiêu dùng nhanh, thiếu cân nhắc. Nhiều sản phẩm bên trong túi mù là các món đồ nhỏ, không thực sự cần thiết, dễ hỏng hoặc bị bỏ quên sau khi mua. Điều này dẫn đến sự lãng phí tài nguyên, khi người tiêu dùng không giữ lại hoặc không sử dụng sản phẩm trong thời gian dài.

ThS Trần Công Thành, Giảng viên khoa Môi trường của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM), trào lưu xé túi mù có thể mang lại niềm vui và cảm giác mới lạ cho người tiêu dùng, tuy nhiên, các bạn trẻ cần cân nhắc hành động tiêu khiển này đối với môi trường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *