Trải qua 99 năm hình thành và phát triển, báo chí Cách mạng Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc; góp phần làm nên những thành tựu vĩ đại trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Cùng nhìn lại những mốc son lịch sử của ngành báo chí nước nhà.
Tháng 5/1888, nguyệt san Thông loại khóa trình – tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiên phát hành số thứ nhất.
Tháng 1/1918, Tạp chí Nam phong với ấn phẩm đặc biệt ghi ngoài bìa là “Số Tết 1918” đã mở màn cho truyền thống làm báo Xuân trong làng báo Việt Nam. Đến ngày 1/2/1918, tuần báo Nữ giới chung – tờ báo Việt Nam đầu tiên chuyên về phụ nữ – xuất bản số đầu tiên tại Sài Gòn.
Ngày 21/6/1925, Báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, ra số đầu tiên, do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo hoạt động, mở đường cho báo chí Cách mạng Việt Nam hình thành và phát triển.
Ngày 21/6/1925, Báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, ra số đầu tiên, do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo hoạt động, mở đường cho báo chí Cách mạng Việt Nam hình thành và phát triển.
Ngày 5/8/1930, Tạp chí Cộng sản – tạp chí lý luận và chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam – thành lập, ban đầu có tên là Tạp chí Đỏ. Tuy tên gọi của Tạp chí có lúc khác nhau, nhưng Tạp chí luôn hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng. Đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền, vận dụng, phát triển, đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và góp phần quan trọng vào công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận của Đảng.
Cũng trong giai đoạn 1930-1945, nhiều tờ báo Cách mạng đã ra đời, tích cực tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng, đồng hành cùng các sự kiện, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, tiêu biểu như Báo Búa liềm, Báo Đỏ, Báo Tranh đấu, Báo Cờ Vô sản, Tạp chí Bolshevik, Báo Việt Nam độc lập, Báo Cứu quốc, Báo Cờ giải phóng và báo chí của các đoàn thể cứu quốc ở Trung ương như Công nhân, Học sinh, Văn hóa, Tự vệ…
Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), hai cơ quan báo chí quan trọng ra đời, đó là Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945) và Thông tấn xã Việt Nam (15/9/1945). Sau 79 năm đồng hành cùng dân tộc, từ 90 phút phát sóng ngày đầu tiên, đến nay Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã phủ sóng rộng khắp trong nước và quốc tế; còn Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã trở thành một tổ hợp truyền thông quốc gia đa phương tiện, hiện đại; cơ quan thông tin chiến lược tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân; là hãng thông tấn có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
Ngày 27/12/1945, thành lập Đoàn Báo chí Việt Nam – tiền thân của Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay, do nhà báo Nguyễn Tường Phượng làm Chủ tịch. Ngày 21/4/1950, Đại hội lần thứ nhất Hội Những người viết báo Việt Nam được tổ chức tại xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Đây là dấu mốc ra đời của Hội Nhà báo Việt Nam.