Những chất hủy hoại môi trường có trong thiết bị ở mỗi gia đình

Những chất hủy hoại môi trường có trong thiết bị ở mỗi gia đình- Ảnh 2.

Thống kê mới nhất từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy Việt Nam đã loại trừ tiêu thụ 220 triệu tấn carbon thông qua hoạt động loại trừ các chất được kiểm soát nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone. Đây là nỗ lực của Việt Nam sau 30 năm tham gia Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone.

Thống kê mới nhất từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy Việt Nam đã loại trừ tiêu thụ 220 triệu tấn carbon thông qua hoạt động loại trừ các chất được kiểm soát nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone. Đây là nỗ lực của Việt Nam sau 30 năm tham gia Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone.

Theo Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính, đến năm 2045, Việt Nam sẽ tiếp tục loại trừ 11,2 triệu tấn CO2tđ (các loại khí tạo ra hiệu ứng khí nhà kính không chỉ có khí carbon dioxide) từ hoạt động loại trừ các chất được kiểm soát.

Ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết năm 2024 đánh dấu mốc 30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal. Ngay sau khi tham gia công ước và nghị định thư năm 1994, Việt Nam đã ban hành Chương trình quốc gia loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ozone (năm 1995) và thành lập Văn phòng Chương trình quốc gia để điều phối, triển khai các hoạt động loại trừ các chất được kiểm soát từ năm 1996.

Ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết năm 2024 đánh dấu mốc 30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal. Ngay sau khi tham gia công ước và nghị định thư năm 1994, Việt Nam đã ban hành Chương trình quốc gia loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ozone (năm 1995) và thành lập Văn phòng Chương trình quốc gia để điều phối, triển khai các hoạt động loại trừ các chất được kiểm soát từ năm 1996.

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Dũng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam, hiện nay đã có nhiều công nghệ thay thế sử dụng các môi chất lạnh thân thiện với môi trường. Do vậy thời gian tới cần tăng cường công tác tái đào tạo các cán bộ kỹ thuật trong thực hành tốt kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí, đặc biệt là giảm tỷ lệ rò rỉ môi chất lạnh ra môi trường.

Bên cạnh đó, ông Dũng cũng khuyến nghị xây dựng kế hoạch chi tiêt về kiểm soát, loại trừ môi chất lạnh theo từng lĩnh vực theo tiếp cận vòng đời, ngưỡng chỉ số gây nóng lên toàn cầu; đặc biệt là thúc đẩy thị trường trao đổi tín chỉ các bon trong lĩnh vực lạnh và điều hòa không khí, song hành với việc hoàn thiện phương pháp (tiêu chuẩn, quy chuẩn…) tính lượng phát thải khí nhà kính theo vòng đời thiết bị.

GS.TS Nguyễn Đức Lợi, Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam cho biết, ga lạnh (được dùng trong giới thợ) chính là môi chất lạnh. Môi chất lạnh là chất môi giới sử dụng trong chu trình nhiệt động ngược chiều (máy lạnh và bơm nhiệt) để hấp thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh và thải ra môi trường có nhiệt độ cao hơn. Đại đa số chúng là các chất dễ bay hơi, sôi ở nhiệt độ thấp, áp suất thấp để hấp thụ nhiệt trong buồng lạnh và ngưng ở nhiệt độ cao để thải nhiệt ra môi trường xung quanh. 

Ga lạnh đã liên tục thay đổi trong suốt quá trình phát triển kỹ thuật lạnh trong thời gian khoảng 200 năm qua nên sự thay đổi và phát triển của nó luôn gắn liền với sự phát triển của kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *