Người tiêu dùng cần chú ý cụm từ này khi mua, sử dụng thực phẩm chức năng

Thống kê của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho thấy, có tới 80% các quảng cáo trong lĩnh vực phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gây bức xúc hiện nay trên môi trường internet, mạng xã hội, nền tảng thương mại điện tử… là “trá hình” thực phẩm chức năng.

Theo PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, quảng cáo sai trong lĩnh vực thực phẩm chức năng gây ra những tác hại hết sức nguy hiểm cho xã hội.

Theo PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, quảng cáo sai trong lĩnh vực thực phẩm chức năng gây ra những tác hại hết sức nguy hiểm cho xã hội.

Chỉ cần vào mạng gõ tìm dòng “chữ thực phẩm chức năng xách tay” sẽ có hàng nghìn kết quả hiện thị. Trên các trang mạng hàng trăm sản phẩm được quảng cáo có công dụng chữa bệnh tim mạch, xương khớp, sỏi thận, ngừa đột quỵ, giải độc gan… thậm chí chữa cả khối u với giá bán từ 200.000 đồng – 1 triệu đồng/hộp, hoặc có thể cao hơn nếu là hàng Mỹ, Châu Âu…

PGS.TS Trần Đáng cho biết nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng gây khó chịu cho người tiêu dùng. Có tới, 80% quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm đạo đức kinh doanh, gây bức xúc.

PGS.TS Trần Đáng cho biết nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng gây khó chịu cho người tiêu dùng. Có tới, 80% quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm đạo đức kinh doanh, gây bức xúc.

Hiện tượng sai phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng không chỉ gây ra hậu quả “tiền mất, tật mang” cho người tiêu dùng mà còn làm giảm giảm uy tín của ngành thực phẩm chức năng, làm lẫn lộn giữa các doanh nghiệp làm ăn chân chính với doanh nghiệp làm ăn gian dối, đánh đồng sản phẩm thật và sản phẩm giả.

“Không khó để bắt gặp trên các nền tảng xã hội hình ảnh các bác sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng, bệnh viện tuyến trung ương bị đối tượng lợi dụng cắt ghép để làm đại diện hình ảnh, quảng cáo cho sản phẩm của mình, lừa người tiêu dùng. Đã xuất hiện một số dạng ma túy dưới “vỏ bọc” là thực phẩm chức năng”- PGS.TS Trần Đáng cảnh báo.

Liên tục trong thời gian qua, trang web của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), liên tục nêu tên các nhãn hàng, doanh nghiệp vi phạm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Thậm chí, có doanh nghiệp giả mạo đài truyền hình, lồng ghép video tinh vi quảng cáo sai về thực phẩm chức năng. Có tình trạng giả mạo bác sĩ, lương y các bệnh viện lớn để tư vấn thực phẩm chức năng… như thuốc chữa bệnh.

Một số doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng, sản phẩm làm đẹp, giảm cân, mời diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo “thổi phồng” công dụng thực phẩm chức năng.

Mới đây, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp Quốc hội thứ 8 vừa diễn ra, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết Nghị định 15/2018 quy định thực phẩm chức năng gồm 4 nhóm: Thực phẩm bổ sung; thực phẩm bảo vệ sức khoẻ; thực phẩm dinh dưỡng y học; thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *