Chia sẻ về vấn đề này, cô Nguyễn Thị Kim Dung – giáo viên dạy cấp THPT nhiều năm cho biết, nếu các em chưa đỗ nguyện vọng 1 mà mình mong muốn thì đừng quá lo lắng vì khi cánh cửa nguyện vọng 1 đóng lại vẫn sẽ còn nhiều cánh cửa khác mở ra. “Các em vẫn còn nhiều nguyện vọng tiếp theo hoặc có thể theo dõi chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung của các trường đại học”.
“Hoặc có thể theo học một trường cao đẳng, trung cấp. Chương trình học ở bậc học này chỉ khoảng 2 – 3 năm so với học đại học 3 – 4 năm, các em có thời gian đi làm sớm hơn, sớm trải nghiệm thị trường việc làm, sớm áp dụng những kiến thức lý thuyết vào công việc thực tiễn”, cô Dung nói.
“Hoặc có thể theo học một trường cao đẳng, trung cấp. Chương trình học ở bậc học này chỉ khoảng 2 – 3 năm so với học đại học 3 – 4 năm, các em có thời gian đi làm sớm hơn, sớm trải nghiệm thị trường việc làm, sớm áp dụng những kiến thức lý thuyết vào công việc thực tiễn”, cô Dung nói.
Theo cô Dung, trường hợp thí sinh quyết định thi lại vào năm sau thì có thể chọn phương án an toàn là đăng ký vào một trường đại học có ngành học phù hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT cũng như mong muốn của bản thân để vững tin và tiếp tục ôn tập cho kỳ thi năm tới. “Cho dù học đại học vẫn là con đường cơ bản nhất, đem đến nhiều cơ hội nhất cho học sinh nhưng không có nghĩa trượt đại học là… chấm hết. Quan trọng là các em cần có ý thức học tập, ý chí vượt khó và xác định rõ mục tiêu để theo đuổi. Lựa chọn học gì phù hợp với bản thân, hoàn cảnh gia đình cũng rất quan trọng”.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Trung Nhân – Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp TP HCM cho rằng, đại học không phải là cánh cửa duy nhất đến thành công. Nếu trượt đại học, thí sinh vẫn còn nhiều hướng rẽ khác như học trung cấp, cao đẳng,… “Xét tuyển bổ sung tại các trường đại học cũng là cơ hội tốt, tuy nhiên tuyệt đối không được ép bản thân học ngành mình không yêu thích chỉ để đậu đại học”.
TS. Nguyễn Trung Nhân lưu ý, thí sinh không nên bỏ học để gia nhập thị trường lao động sớm. Ở giai đoạn này, mức lương 5-10 triệu đồng/ tháng có thể hấp dẫn những bạn trẻ vừa tốt nghiệp THPT, nhưng khoảng vài năm nữa, nếu không có bằng cấp thì cơ hội việc làm sẽ gặp nhiều hạn chế.
TS. Nguyễn Trung Nhân lưu ý, thí sinh không nên bỏ học để gia nhập thị trường lao động sớm. Ở giai đoạn này, mức lương 5-10 triệu đồng/ tháng có thể hấp dẫn những bạn trẻ vừa tốt nghiệp THPT, nhưng khoảng vài năm nữa, nếu không có bằng cấp thì cơ hội việc làm sẽ gặp nhiều hạn chế.
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), nguyện vọng 1 thường là nguyện vọng mà các em mong ước nhất, nó có thể là ước mơ, có thể là mong muốn cháy bỏng nhất. Và nếu như chúng ta thực lực có thể đạt được nguyện vọng 1 thì rất vui, nhưng đôi khi có thể nó là ước mơ nên hơi cao hơn một chút so với năng lực thực tế của mình. Không phải lúc nào chúng ta cũng trúng tuyển nguyện vọng 1 như mong ước. Vì thế, việc cân nhắc, lựa chọn con đường tiếp theo cần sự sáng suốt hơn.
“Việc học đại học hiện nay đã có nhiều thay đổi, đó là đào tạo liên ngành, xuyên ngành và kết hợp nhiều yếu tố khác nhau từ nhiều lĩnh vực. Điều này tạo điều kiện tốt để sinh viên có một nền tảng rộng. Mỗi sinh viên cần tạo lập cho mình phương pháp học tập, tự học để có thể học tập suốt đời… Việc học đại học hay cao đẳng chỉ là những bước đầu tiên, là nền tảng cho mỗi học sinh, sinh viên để đi con đường dài, phát triển bản thân, phát triển nghề nghiệp của mình. Các em học một ngành nhưng có thể làm được nhiều nghề”.
Hiện nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã thông báo xét tuyển bổ sung. Đây là cơ hội để những thí sinh chưa trúng tuyển đại học đợt 1 đăng ký xét tuyển.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, điểm tuyển sinh bổ sung của trường không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt trước. Do đó, thí sinh cần lưu ý nguyên tắc này để cân nhắc và có sự lựa chọn phù hợp, bảo đảm cơ hội trúng tuyển vào trường mình mong muốn.
Lưu ý tiếp theo, nếu thí sinh đã trúng tuyển và đã xác nhận nhập học đợt 1 thì không được xét tuyển bổ sung, trừ các trường hợp được thủ trưởng cơ sở đào tạo cho phép không nhập học. Trường hợp thí sinh chưa trúng tuyển hoặc đã trúng tuyển nhưng chưa xác nhận nhập học vào trường nào thì có thể đăng ký tham gia xét tuyển các đợt bổ sung theo kế hoạch và hướng dẫn của cơ sở đào tạo.