“Tuy nhiên gần đây tôi đọc thông tin trên mạng thì biết rằng dù không có biểu hiện nóng chảy hay cháy khét thì túi nilon vẫn rất độc hại khi cho vào lò vi sóng. Đáng nói là độc hại này không nhìn thấy được bằng mắt. Vậy tôi xin hỏi vật liệu nào thì an toàn trong lò vi sóng?”, bà Lê Thị Cúc thắc mắc.
“Tuy nhiên gần đây tôi đọc thông tin trên mạng thì biết rằng dù không có biểu hiện nóng chảy hay cháy khét thì túi nilon vẫn rất độc hại khi cho vào lò vi sóng. Đáng nói là độc hại này không nhìn thấy được bằng mắt. Vậy tôi xin hỏi vật liệu nào thì an toàn trong lò vi sóng?”, bà Lê Thị Cúc thắc mắc.
TS Trần Xuân Bách, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, màng bọc thực phẩm về bản chất thành phần chính là nhựa giống như túi nilon. Túi nilon thông thường có thành phần cấu tạo lớn là từ nhựa, lại là loại nhựa không an toàn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Chúng sẽ sản sinh ra các hạt vi nhựa, thậm chí bị đun nóng chảy một phần hoặc hoàn toàn, từ đó thẩm thấu vào thức ăn. Không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm, nó còn tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hại cho sức khỏe con người nên khuyến cao không sử dụng nó trong lò vi sóng.
ThS Nguyễn Xuân Tuấn, giảng viên Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết theo các chuyên gia đồ dùng gia đình thì màng bọc thực phẩm có thể sử dụng trong lò vi sóng, nhưng không phải loại nào cũng dùng được mà còn tùy thuộc vào chất liệu của sản phẩm. Người dùng nên chú ý những ký hiệu trên hộp màng bọc để biết sản phẩm đó có thể cho vào lò vi sóng không, vì màng bọc chất liệu khác nhau sẽ có công dụng khác nhau.
ThS Nguyễn Xuân Tuấn, giảng viên Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết theo các chuyên gia đồ dùng gia đình thì màng bọc thực phẩm có thể sử dụng trong lò vi sóng, nhưng không phải loại nào cũng dùng được mà còn tùy thuộc vào chất liệu của sản phẩm. Người dùng nên chú ý những ký hiệu trên hộp màng bọc để biết sản phẩm đó có thể cho vào lò vi sóng không, vì màng bọc chất liệu khác nhau sẽ có công dụng khác nhau.
Màng bọc thực phẩm thông thường được làm từ loại nhựa gọi là polyethylene, chất liệu này ở mức độ nhất định có thể chịu được nhiệt độ nhất định mà không tan chảy. Tuy nhiên, khi đặt trong môi trường nhiệt độ cao như trong lò vi sóng, nếu không được chỉ định là an toàn, màng plastic có thể phóng thích các hóa chất độc hại vào thực phẩm, điển hình là Bisphenol A (BPA) và các phthalates – những chất đã được nghiên cứu cho thấy có khả năng gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Nhiều người dùng cho rằng, nếu chỉ cho túi nilon vào lò vi sóng trong thời gian ngắn và nhiệt độ thấp thì sẽ không có vấn đề gì là sai lầm. Túi nilon có thể phân hủy và gây nhiễm độc các món ăn. Ngoài ra, các loại túi giấy, túi nhựa cứng có khóa zip, hộp xốp, hộp giấy dùng 1 lần hay giấy bạc, cũng nằm trong danh sách những thứ không được cho vào lò vi sóng. Một số loại như túi, hộp giấy hay giấy bạc có thể cháy nổ trong quá trình lò vi sóng hoạt động.
Trên thị trường hiện nay cũng có một số loại hộp giấy, hộp bìa có thể xử lý với lò vi sóng. Tuy nhiên số lượng vẫn còn ít và chưa quá phổ biến. Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên sử dụng đồ đựng được đánh dấu là “an toàn với lò vi sóng” để nấu hoặc hâm nóng thức ăn và không sử dụng vượt quá thời gian khuyến nghị. Bất kỳ phương pháp làm nóng nào cũng có thể thay đổi thành phần dinh dưỡng của thực phẩm.
Theo chuyên gia, một số loại nhựa khi đun nóng trong lò vi sóng có thể giải phóng các chất hóa học như phthalates, khả năng tan vào thực phẩm và chúng ta sẽ nuốt phải nó khi ăn. Những hợp chất hóa học này đặc biệt có hại cho hệ thống nội tiết tố và sự trao đổi chất. Bộ đồ ăn làm bằng PP (polypropylene) là loại hộp nhựa duy nhất có thể cho vào lò vi sóng. Tuy nhiên, một số hộp cơm dùng trong lò vi sóng được làm bằng nhựa PP nhưng nắp bằng nhựa PETE (polyethylene terephthalate), không chịu được nhiệt độ cao nên cần phân biệt kỹ khi sử dụng.