Theo bà Phạm Thanh Hà – Phó trưởng phòng, Phụ trách phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương, năm 2025, Trường ĐH Ngoại thương về cơ bản giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm ngoái. Nhà trường chỉ điều chỉnh một số chi tiết nhỏ để đảm bảo thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ GD&ĐT. “Trong trường hợp Quy chế tuyển sinh có những điều chỉnh dẫn đến sự ảnh hưởng tới các phương thức tuyển sinh của nhà trường, Trường ĐH Ngoại thương sẽ có điều chỉnh kịp thời để phù hợp với Quy chế và đảm bảo quyền lợi thí sinh”.
Phương thức thứ hai là xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025. Thí sinh có thể dùng riêng điểm thi, hoặc kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Điều kiện về điểm IELTS và các chứng chỉ khác tương đương xét học bạ.
Phương thức thứ hai là xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025. Thí sinh có thể dùng riêng điểm thi, hoặc kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Điều kiện về điểm IELTS và các chứng chỉ khác tương đương xét học bạ.
Tiếp theo, trường xét bằng chứng chỉ đánh giá năng lực trong nước và quốc tế. Trường ĐH Ngoại thương dùng kết quả hai kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP. HCM tổ chức. Điểm sàn lần lượt từ 100/150 và 850/1200, bằng năm ngoái. Với chứng chỉ quốc tế, trường vẫn dùng SAT, ACT và A-Level. Điều kiện với nhóm dùng A-Level không đổi, còn SAT từ 1380/1600 và ACT từ 30/36 trở lên. Năm ngoái, điều kiện với hai chứng chỉ này lần lượt là 1260 và 27.
Phương thức cuối cùng là xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Năm nay, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm 2024, gồm:
Điều kiện xét tuyển chung đối với tất cả phương thức tuyển sinh gồm: Kết quả học tập (học lực) trong cả 3 năm cấp THPT xếp mức Tốt trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên, trừ các ngành đặc thù. Kết quả học tập (học lực) trong cả 3 năm cấp THPT xếp mức Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên đối với các ngành Giáo dục thể chất, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm mĩ thuật.
Năm 2025, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội dự kiến tuyển 4.995 sinh viên vào 50 ngành, chương trình đào tạo đại học chính quy thuộc 9 lĩnh vực, trong đó có 5 ngành mới: Công nghệ sinh học, Vật lí học (Vật lí bán dẫn và Kĩ thuật), Lịch sử, Xã hội học, Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn xét tuyển 3.000 chỉ tiêu (tăng 700 chỉ tiêu so với năm ngoái). 3 phương thức xét tuyển gồm: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025; Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT; Xét tuyển chứng chỉ quốc tế; chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025; kết quả thi đánh giá năng lực,… Dự kiến trường sẽ mở mới ngành: Truyền thông Đa Phương tiện và Quản trị nhân lực.
Trường ĐH Y Hà Nội dự kiến giữ ổn định các phương thức tuyển sinh so với năm trước, gồm: xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, xét dựa vào điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên nhà trường dự kiến sẽ điều chỉnh các tổ hợp xét tuyển. Đặc biệt, phương án tuyển sinh của Trường ĐH Y Hà Nội dự kiến mở thêm 2 ngành mới gồm Công tác xã hội và Kỹ thuật hình ảnh y học.