Lo thành ‘người thu nhập cao’ khi tăng lương

Việc điều chỉnh tiền lương, lương hưu, trợ cấp lần này tác động lên khoảng 18 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội; khoảng 50 triệu người do ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế; khoảng 16 triệu học sinh, sinh viên và 30 triệu người liên quan chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh…

Việc điều chỉnh tiền lương, lương hưu, trợ cấp lần này tác động lên khoảng 18 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội; khoảng 50 triệu người do ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế; khoảng 16 triệu học sinh, sinh viên và 30 triệu người liên quan chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh…

Chị Nguyễn Thị Liên Châu, giáo viên một trường THCS ở Vĩnh Phúc chia sẻ, thông tin tăng lượng khiến rất nhiều giáo viên như chị vui mừng bởi mức tăng lần này khá cao. Một giáo viên có thâm niên đi dạy gần 20 năm như chị có thể hưởng mức lương khoảng gần 16 triệu đồng/tháng gồm cả các loại phụ cấp. Với mức này, chị thuộc diện người phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

“Tới đây tôi sẽ phải làm thủ tục đăng ký người phụ thuộc để không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Thực tế tôi đang phải nuôi 2 con học đại học ở Hà Nội với chi phí khoảng 15 triệu đồng/tháng. Lương tăng thì mừng đấy, nhưng chưa đủ để đáp ứng được chi tiêu tối thiểu nên việc quy định về thuế thu nhập cá nhân nên được điều chỉnh”, chị Liên Châu chia sẻ.

“Tới đây tôi sẽ phải làm thủ tục đăng ký người phụ thuộc để không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Thực tế tôi đang phải nuôi 2 con học đại học ở Hà Nội với chi phí khoảng 15 triệu đồng/tháng. Lương tăng thì mừng đấy, nhưng chưa đủ để đáp ứng được chi tiêu tối thiểu nên việc quy định về thuế thu nhập cá nhân nên được điều chỉnh”, chị Liên Châu chia sẻ.

“Dù số thuế đóng 36.000 đồng không phải quá lớn, nhưng tự dưng cũng thấy hụt hẫng. Tự dưng mình trở thành ‘người có thu nhập cao’ trong khi lương không đủ sống. Mức tăng lương chưa bù đắp được phần nào giá cả hàng hóa tăng mà lại rơi đúng vào cảnh đóng thuế”, chị Thủy nói.

Ông Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, cho rằng lương tăng đồng nghĩa thu nhập tăng lên, song mức giảm trừ gia cảnh để tính thuế thu nhập cá nhân không được điều chỉnh sẽ dẫn đến bất cập là mức thuế suất của người nộp thuế nhảy lên mức cao hơn. Đáng chú ý, điều này làm mất đi ý nghĩa của chính sách tăng lương 30% do Chính phủ đưa ra vì thực chất thu nhập của nhiều công chức, viên chức không tăng lên đến mức này. Hay theo quy định của luật thuế thuế thu nhập cá nhân, khi nào chỉ số lạm phát CPI tăng trên 20% thì mới điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

Việc xây dựng biểu thuế mới sẽ giúp cho người lao động có thêm thu nhập không phải chịu thuế, từ đó mới mạnh dạn chi tiêu. Khi sức chi tiêu của người dân tăng thì mới kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Từ đó, việc thu thuế VAT được tăng cao. Khi ấy, nguồn thu từ thuế cho Nhà nước cũng sẽ không mất vào đâu. Lúc này, nguồn thu vào ngân sách thuế VAT bù đắp lại thuế thu nhập cá nhân.

PGS.TS Đinh Trọng Thinh, nguyên giảng viên cao cấp Học viện Hành chính cho rằng, biểu thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện nay là quá lạc hậu, bởi biểu thuế được ban hành từ rất lâu. Trong khoảng thời gian áp dụng biểu thuế dài như vậy, giá cả thị trường đã tăng rất nhiều. Trong khi đó, thu nhập và tiền lương mặc dù có điều chỉnh theo hướng tăng nhưng giá cả thị trường cũng tăng, thậm chí mức lương tăng không đuổi kịp mức giá hàng hóa trên thị trường.

Sự lạc hậu của thuế thu nhập cá nhân được phản ánh nhiều năm nay. Nhiều ý kiến cho rằng, vì biểu thuế được xây dựng quá lạc hậu, nên đã đến lúc phải xây dựng lại biểu thuế mới cho phù hợp với thực tế. Ngoài việc xây dựng biểu thuế mới, cũng cần tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc. Bởi hiện nay mức giảm trừ đối với người phụ thuộc 4,4 triệu đồng/tháng, với mức này là khá thấp so với mức sinh hoạt thực tế của một người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *