Hiện nay, mảng đồi ta luy dương cách mép đường khoảng 25m đã bị sụt lún, đứt gãy, không liên kết với đoạn phía trên, xung quanh nhà dân đã xuất hiện các vết nứt nên nguy cơ sụt lún, hư hỏng nhà cửa là rất lớn.
Hiện nay, mảng đồi ta luy dương cách mép đường khoảng 25m đã bị sụt lún, đứt gãy, không liên kết với đoạn phía trên, xung quanh nhà dân đã xuất hiện các vết nứt nên nguy cơ sụt lún, hư hỏng nhà cửa là rất lớn.
Khi mưa lớn kéo dài hoặc có động đất kích thích sẽ tiếp tục có đá lăn xuống gây nguy hiểm cho các hộ dân dưới sườn dốc cũng như người tham gia giao thông trên QL40B và đường vào làng Tu Hon.
Ngoài ra, tại khu dân cư làng Tắc Pát và Làng Lê (thôn 2, xã Trà Don), phía taluy dương có mạch nước ngầm, tạo ra cung trượt với khối lượng đất đá rất lớn.
Ngoài ra, tại khu dân cư làng Tắc Pát và Làng Lê (thôn 2, xã Trà Don), phía taluy dương có mạch nước ngầm, tạo ra cung trượt với khối lượng đất đá rất lớn.
Do đó, UBND huyện Nam Trà My đề nghị Sở NN&PTNT tỉnh và các sở, ngành liên quan sớm có kế hoạch kiểm tra, xử lý nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản cho nhân dân.
Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về nguy cơ sạt lở đất đá điểm dân cư làng Tu Hon để huyện có cơ sở đề xuất hỗ trợ nguồn vốn xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, từ ngày 1/1 đến 5/12, Trung tâm đã ghi nhận được 463 trận động đất có độ lớn dao động trong khoảng từ 2,4 đến 5,0 độ theo thang Mô men trên lãnh thổ và vùng biển Việt Nam. Trong số này có 59 trận động đất có độ lớn M ≥ 3.5 đã được thông báo đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng theo Quy chế của Chính phủ.
“Chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xảy ra 427 trận động đất có độ lớn trên 2.5, với trận lớn nhất M=5.0 diễn ra ngày 28/07/2024. Số liệu quan trắc động đất cho thấy hiện tượng động đất xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông và lân cận có tần suất xảy ra thường xuyên và xu hướng mạnh dần tới vài trăm trận trên năm. Nguyên nhân được xác định là động đất kích thích liên quan đến việc tích nước hồ chứa”- ông Xuân Anh cho hay và khẳng định, đến hết năm 2024 con số 463 trận động đất sẽ không dừng lại ở đó.
Theo Viện Vật lý địa cầu, hiện tượng động đất kích thích này cũng đã xảy ra ở các hồ đập thủy điện khác như Hòa Bình, Sơn La, Sông Tranh 2, A Lưới… Vấn đề nghiên cứu động đất kích thích ở Việt Nam hầu như không được tiến hành cho đến khi có biểu hiện của động đất kích thích đã xảy ra tại đập thuỷ điện Hoà Bình năm 1989. Hiện nay, Viện Vật lý địa cầu đang duy trì mạng trạm quan trắc động đất địa phương tại các hồ đập thuộc bậc thang thủy điện sông Đà, thủy điện Sông Tranh 2, ĐăkđRinh và Thượng Kon Tum và dự án điện hạt nhân tại Đồng Nai.