Làm gì để an toàn khi xảy ra đá lở do động đất?

Nghe tiếng nổ lớn từ đỉnh núi Ngọc Măng, cách làng hơn 100 m, người dân tháo chạy khỏi nhà. Trên núi, hàng chục hòn đá lớn lăn xuống, dừng ở cách làng khoảng 50 m sau khi bị cây cối và các tảng đá khác chắn lại. Lo sợ đá tiếp tục rơi, toàn bộ người dân làng Tu Hon được di dời đến nơi an toàn.

Nghe tiếng nổ lớn từ đỉnh núi Ngọc Măng, cách làng hơn 100 m, người dân tháo chạy khỏi nhà. Trên núi, hàng chục hòn đá lớn lăn xuống, dừng ở cách làng khoảng 50 m sau khi bị cây cối và các tảng đá khác chắn lại. Lo sợ đá tiếp tục rơi, toàn bộ người dân làng Tu Hon được di dời đến nơi an toàn.

Theo UBND xã Trà Don, đá lăn làm gãy đổ nhiều cây rừng, một số tảng đá lớn bị va đập mạnh nên nứt đôi, nhiều hòn khác nằm chênh vênh và có nguy cơ tiếp tục lăn xuống. Đây là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng đá lăn hàng loạt tại địa phương. Nguyên nhân được xác định do rung chấn từ động đất gây ra, bởi những ngày qua khu vực không có mưa lớn.

TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), nằm tiếp giáp với huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) nên chịu ảnh hưởng của dư chấn động đất. Hiện tượng lở đá ở Quảng Nam có thể xuất phát từ nguyên nhân động đất liên tiếp ở Kon Tum nếu xảy ra cùng thời điểm. Ngoài ra cũng có thể do nguyên nhân khác và cần phải tìm hiểu thêm.

TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), nằm tiếp giáp với huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) nên chịu ảnh hưởng của dư chấn động đất. Hiện tượng lở đá ở Quảng Nam có thể xuất phát từ nguyên nhân động đất liên tiếp ở Kon Tum nếu xảy ra cùng thời điểm. Ngoài ra cũng có thể do nguyên nhân khác và cần phải tìm hiểu thêm.

Vì vậy, chính quyền địa phương cần tiếp tục theo dõi diễn biến động đất, khẩn trương sơ tán toàn bộ các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm để tránh bị đá lăn trúng, đồng thời lên phương án xử lý sự cố sạt lở đá.

Trước đó, trong ngày 30/11, tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra 6 trận động đất liên tiếp. Trong đó, 3 trận động đất đầu xảy ra lúc 16h42′, 17h12′, 18h31′ có độ lớn lần lượt là 4 độ, 3,8 độ và 3,4 độ; 3 trận động đất sau đó nhỏ hơn dưới 3 độ. Các trận động đất có độ sâu chấn tiêu từ 8.1km đến 10km.

TS. Nguyễn Xuân Anh cũng cho biết, cho đến nay, trên thế giới chưa có nước nào có thể dự báo được chính xác khi nào động đất xảy ra, cũng như làm cách nào để chống lại động đất. Các nhà khoa học chỉ có thể đưa ra cảnh báo sớm là khu vực này, vùng kia có thể sẽ xảy ra động đất ở độ lớn nào đó, chứ không thể đưa ra thông tin chính xác thời điểm nào xảy động đất. Cách duy nhất để đối phó là làm sao giảm đến mức tối đa thiệt hại mà động đất gây nên.

TS Nguyễn Xuân Anh cho biết, một trong những tác động trực tiếp của các trận động đất là rung cuộn mặt đất, gây ra hiện tượng nứt vỡ, làm sụp đổ các công trình xây dựng, gây sạt lở đất đá, lở tuyết. Mức độ nghiêm trọng của nó dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ chấn tâm, và các điều kiện về địa chất, địa mạo tại nơi bị ảnh hưởng.

Cũng theo Viện Vật lý địa cầu, trong ngày 1/12, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã xảy ra thêm 3 trận động đất có độ lớn lầm lượt là 2,7, 2,8 và 3,2. Các trận động đất có độ sâu chấn tiêu từ 8,5km đến 10km. Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu) đang tiếp tục theo dõi các trận động đất này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *