Không phân loại rác sẽ bị phạt, người dân phải làm gì?

Không phân loại rác sẽ bị phạt, người dân phải làm gì?- Ảnh 2.

Các chung cư, tòa nhà văn phòng không bố trí thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn sẽ bị phạt từ 200 – 250 triệu đồng.

Các chung cư, tòa nhà văn phòng không bố trí thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn sẽ bị phạt từ 200 – 250 triệu đồng.

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh CTRSH sau khi thực hiện phân loại phải thực hiện quản lý như sau: Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi; CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH; chất thải thực phẩm nếu không được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc làm phân bón hữu cơ phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển; CTRSH khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển.

Chị Hoàng Vân Linh (Yên Hòa – Hà Nội) là người hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nên có thói quen tự phân loại rác thải tại nhà từ lâu. Chị cho biết, gia đình chị luôn phân loại rác hữu cơ, vô cơ vào các bịch riêng. Tuy nhiên, phía thu gom rác gom về lại một thùng, chỉ lấy riêng các chai nhựa, vỏ lon có thể tái chế. 

Bao bì đựng các loại CTRSH khác nhau có màu sắc khác nhau; bao bì đựng chất thải thực phẩm có màu xanh, bao bì đựng CTRSH khác có màu vàng. Trong trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh có thể quy định màu sắc khác, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh;a

“Việc đơn vị thu gom rác gộp chung hết vào một thùng khiến chủ trương phân loại rác tại nguồn của gia đình tôi trở nên vô nghĩa. Do vậy để thực hiện đúng theo Luật Bảo vệ môi trường thì cần phải thực hiện đồng bộ ở tất cả các khâu của xử lý rác thải mới đem lại hiệu quả”, chị Linh nói.

“Việc đơn vị thu gom rác gộp chung hết vào một thùng khiến chủ trương phân loại rác tại nguồn của gia đình tôi trở nên vô nghĩa. Do vậy để thực hiện đúng theo Luật Bảo vệ môi trường thì cần phải thực hiện đồng bộ ở tất cả các khâu của xử lý rác thải mới đem lại hiệu quả”, chị Linh nói.

Hiện nhiều người dân đã bắt đầu quen thuộc với khái niệm phân loại rác, quen mắt với các thùng rác, ký hiệu phân loại khác nhau. Tuy nhiên việc phân loại rác vẫn mới dừng lại ở nhận thức, còn hành động chưa cao.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, môi trường nước ta đang tiếp tục chịu sức ép lớn từ nguồn chất thải rắn sinh hoạt. Ước tính khoảng trên 60.000 tấn thải ra mỗi ngày. Một số địa phương đã xuất hiện các điểm “nóng” về môi trường và rõ hơn ở các khu đô thị lớn với nhiều hoạt động phát triển kinh tế – xã hội.

Phân loại chất thải tại nguồn là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn bởi rác thải nếu chỉ chôn lấp thông thường sẽ gây rất nhiều lãng phí như: tốn diện tích lớn cho việc xây dựng, chi phí vận hành các bãi chôn lấp; nguy cơ gây ô nhiễm môi trường…

Ngoài ra, các nguồn nguyên liệu có thể tái chế như: rác hữu cơ, giấy, nhựa, kim loại… cũng bị vùi chôn trong đất mà theo tính toán phải mất hàng trăm năm sau mới có thể phân hủy. Trong khi đó, việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Đặc biệt, với lượng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (ước tính khoảng 50 – 70%), đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường.

Theo TS Hoàng Dương Tùng, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, yêu cầu chính của phân loại rác tại nguồn hiện nay là vấn đề tư duy, cũng như cách quản lý rác. Kinh nghiệm của các nước đã thành công trong phân loại rác tại nguồn cũng vậy – đó là việc đổ rác, phân loại rác phải quy định bắt buộc, phải theo giờ giấc nhất định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *