Theo Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung, hiện tượng nước và khí tự phun tại giếng khoan xảy ra cách 2 ngày sau thời điểm trận động đất có độ lớn 5.0 ở Kon Tum. Chính vì vậy, hiện tượng này rất ít có khả năng liên hệ với nhau.
Theo Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung, hiện tượng nước và khí tự phun tại giếng khoan xảy ra cách 2 ngày sau thời điểm trận động đất có độ lớn 5.0 ở Kon Tum. Chính vì vậy, hiện tượng này rất ít có khả năng liên hệ với nhau.
Khí tự phun lên mặt đất có thể do quá trình khoan đã chạm đến chiều sâu phân bố của một túi khí, độ sâu 186m trở xuống. Kiểm tra tại hiện trường, đoàn chức năng nhận thấy nước trong, có vị the, hơi ngọt, nhiệt độ bình thường, không có mùi. Hỗn hợp khí, nước phun cao 20-22m.
Sở TN&MT tỉnh Gia Lai cho biết, cơ quan chức năng đã có kết quả kiểm nghiệm mẫu nước trong giếng khoan tự phun tại xã Ia Kly (huyện Chư Prông, Gia Lai). Theo đó, kết quả kiểm nghiệm mẫu nước lấy từ giếng khoan này bình thường, không có yếu tố khác lạ. Tuy nhiên, về nguyên nhân dẫn tới việc giếng nước phun trào, sở này đang đề nghị cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, kết luận.
Sở TN&MT tỉnh Gia Lai cho biết, cơ quan chức năng đã có kết quả kiểm nghiệm mẫu nước trong giếng khoan tự phun tại xã Ia Kly (huyện Chư Prông, Gia Lai). Theo đó, kết quả kiểm nghiệm mẫu nước lấy từ giếng khoan này bình thường, không có yếu tố khác lạ. Tuy nhiên, về nguyên nhân dẫn tới việc giếng nước phun trào, sở này đang đề nghị cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, kết luận.
Được biết, gia đình ông Hòa hiện đang sở hữu hơn 2.000 cây cà phê. Trước đó để có nước tưới, ông Hòa đã đầu tư gần 100 triệu đồng khoan giếng nước. Giếng khoan đến 180m thì bất ngờ phun ra khí và nước từ 30/7 đến nay vẫn chưa dừng lại. Để tận dụng dòng chảy này, ông Hòa đang định sẽ lắp một hệ thống phun sương tưới mát cho cây trồng.
“Gia đình rất mong muốn cơ quan chức năng sớm đưa ra hướng khắc phục, ngăn chặn việc phun ra dòng khí và nước này. Mùa hạn sắp đến, tôi rất lo lắng khi giếng khoan không có nước phục vụ tưới cây trồng. Ngoài ra, cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu phương án tận thu nguồn khí, nước dồi dào này để phục vụ sản xuất nông nghiệp…”, ông Hòa nói.
TS Vũ Mạnh Hải, Phó Liên đoàn trưởng Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung cho biết, Đoàn công tác đã khảo sát bao gồm việc thu thập thông tin từ người dân và chính quyền địa phương sở tại, cùng một số các quan sát, đo đạc/ước lượng chuyên môn, và lấy mẫu nước để phân tích.
Đoàn công tác cũng đã thu thập một số thông tin có liên quan về địa tầng, nguồn gốc, quá trình thi công lỗ khoan, hoàn cảnh, thời gian và địa điểm xuất hiện hiện tượng tự phun tại lỗ khoan thông qua phỏng vấn, thu thập thông tin từ người dân, chính quyền địa phương, đồng thời, tiến hành một số đo đạc/ước lượng chuyên môn như: tọa độ, vị trí, địa hình, địa mạo, địa tầng và cấu trúc lỗ khoan, test nhanh một số thông số chất lượng nước tại hiện trường và lấy mẫu nước để phân tích.