PGS.TS Hoàng Mạnh An vẫn luôn được nhiều người biết đến với tư cách là một bác sĩ hàng đầu trong ngành phẫu thuật ghép tạng ở nước ta.
Ước mơ ghép tạng đã được các nhà khoa học Việt Nam thai nghén từ trong những năm tháng còn khói lửa chiến tranh. Do điều kiện khó khăn của đất nước, ước mơ đó chưa thành hiện thực.
Quyết tâm gắn với nghề y vì không muốn thấy đồng đội đau đớn khi bị thương
Quyết tâm gắn với nghề y vì không muốn thấy đồng đội đau đớn khi bị thương
PV: Thưa Thiếu tướng, PGS.TS Hoàng Mạnh An, ông có thể chia sẻ cơ duyên đến với ngành phẫu thuật ngoại khoa và ghép tạng?
Thiếu tướng, PGS.TS Hoàng Mạnh An:
Tôi đến với ngành phẫu thuật ngoại khoa thật bất ngờ. Năm 1975, sau hơn 4 năm nhập ngũ, tôi được cử đi thi và trúng tuyển vào Trường Đại học Quân y (Học viện Quân y ngày nay), thay vì tiếp tục theo ngành thủy lợi từng học trước đó. Lượng kiến thức hoàn toàn mới mẻ nhiều lần đã khiến tôi không khỏi băn khoăn, lo lắng.
Tôi đến với ngành phẫu thuật ngoại khoa thật bất ngờ. Năm 1975, sau hơn 4 năm nhập ngũ, tôi được cử đi thi và trúng tuyển vào Trường Đại học Quân y (Học viện Quân y ngày nay), thay vì tiếp tục theo ngành thủy lợi từng học trước đó. Lượng kiến thức hoàn toàn mới mẻ nhiều lần đã khiến tôi không khỏi băn khoăn, lo lắng.
PV: Vậy, ca mổ đầu tiên trong cuộc đời làm thầy thuốc là khi nào, thưa ông?
Thiếu tướng, PGS.TS Hoàng Mạnh An:
Năm đầu tiên ở lại trường, tôi được điều lên thực tế ở biên giới phía Bắc, công tác tại bệnh xá tiền phương của sư đoàn 337, Quân đoàn 14. Đây thực sự là quãng thời gian thử thách, thương binh được đưa về từ biên giới những ngày này khá nhiều, thuốc men thiếu thốn, hầu hết những ca bị nặng bệnh xá sư đoàn phải chuyển về tuyến sau sang nhờ Bệnh viện Lạng Sơn. Cũng chính từ đây, tôi được trực tiếp thực hiện một ca mổ đầu tiên trong cuộc đời làm thầy thuốc.
Hôm ấy, đồng đội chuyển đến một người lính trẻ, bị trúng đạn gãy xương đùi. Một chút lúng túng, lo lắng, nhưng nhìn anh bộ đội trẻ quằn quại trong đau đớn vì vết thương, bất giác, hình ảnh hai người đồng đội thông tin hi sinh bên bờ sông Thạch Hãn năm nào lại hiện về. Tôi tự nhủ: “Mình phải quyết tâm làm thật tốt ca mổ đầu tiên. Đây sẽ là một dấu ấn trong cuộc đời thầy thuốc của mình”.
Ca mổ thành công tốt đẹp với những thao tác xử lý nhanh chóng, chính xác, được các bác sĩ đàn anh ở Bệnh viện Lạng Sơn đánh giá rất cao. Từ đó, mỗi lần có thương binh nặng ở tuyến sau, tôi thường được Bệnh viện Lạng Sơn mời về tham gia mổ, giúp bệnh viện trong bối cảnh thiếu bác sĩ. Vừa học, vừa làm, tôi may mắn được các đàn anh như bác sĩ Mỡi, bác sĩ Tấn, bác sĩ Quân, Minh…tận tình giúp đỡ, tay nghề của tôi dần dần được lên cao.