Chiều 19/8, chia sẻ với báo chí tại buổi truyền thông về rối loạn lo âu do Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) tổ chức, BSCKII Cao Thị Ánh Tuyết, Phòng Tâm thần Nhi và thanh thiếu niên – Viện Sức khỏe Tâm thần cho biết mới đây bác sĩ đã tiếp nhận điều trị cho một nam sinh đang học lớp 8 (sống tại Hà Nội) đi khám do có nhiều vấn đề lo lắng.
Khi bệnh nhân có những hành động “lạ’, lặp đi lặp lại như: đóng cửa nhiều lần mới ra ngoài, cầm đồ vật nhắc lên đặt xuống nhiều lần mới dám cầm đồ vật lên… cùng đó thêm các triệu chứng cơ thể như: hồi hộp, run tay chân… gia đình đã đưa bệnh nhân đến khám.
Khi bệnh nhân có những hành động “lạ’, lặp đi lặp lại như: đóng cửa nhiều lần mới ra ngoài, cầm đồ vật nhắc lên đặt xuống nhiều lần mới dám cầm đồ vật lên… cùng đó thêm các triệu chứng cơ thể như: hồi hộp, run tay chân… gia đình đã đưa bệnh nhân đến khám.
Qua thăm khám và khai thác các dấu hiệu lâm sàng, nam sinh được chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn nghi thức.
Các bác sĩ đã cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống trầm cảm, cùng đó kết hợp tư vấn tâm lý. Sau một thời gian điều trị, hiện tại tình trạng bệnh nhân đã ổn định.
Các bác sĩ đã cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống trầm cảm, cùng đó kết hợp tư vấn tâm lý. Sau một thời gian điều trị, hiện tại tình trạng bệnh nhân đã ổn định.
Mẹ nam sinh cũng có một số triệu chứng cơ thể như: đau đầu, run tay chân, hồi hộp, đánh trống ngực… Mẹ bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa và cũng được tư vấn dùng thuốc.
Thông tin thêm, ThS tâm lý Nguyễn Thị Hường, Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) lo âu là cảm xúc bình thường của con người khi quá mức sẽ trở thành lo âu. Ngoài điều trị cho con sẽ phải điều trị thay đổi gia đình.
Vì sự lo âu từ bố mẹ sẽ làm trẻ trầm trọng các vấn đề lo âu của con. Trẻ sinh ra môi trường bố mẹ có tính cách lo âu, kỳ vọng cao thì sẽ tạo ra những căng thẳng cho trẻ đã dẫn tới lo âu.
Theo BSCKII Nguyễn Hoàng Yến, Phòng Tâm thần Nhi và thanh thiếu niên – Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) lo âu là lo lắng, sợ hãi quá mức không tương xứng với mối đe dọa trong thực tế. Các triệu chứng đáp ứng các tiêu chí của rối loạn lo âu lâm sàng khi các mối quan tâm không được mong đợi ở mức độ phát triển của trẻ, dai dẳng khi đối mặt với sự trấn an và hỗ trợ, và do đó được coi là quá mức, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong cuộc sống hàng ngày.
Rối loạn lo âu ở trẻ em và thanh thiếu niên không có sự phân biệt với người lớn, nhưng biểu hiện triệu chứng khác so với người lớn.