Độc đáo tục lệ ‘quét bồ hóng’ đón Tết của người Mông

Tết truyền thống của người Mông ở Điện Biên (hay còn gọi là Tết Nào Pê Chầu) thường diễn ra vào cuối tháng 11 âm lịch hàng năm và kéo dài trong nhiều ngày. Đây là lúc mùa màng trên nương đã thu hoạch xong, hoa đào bắt đầu khoe sắc, hoa mơ nở trắng rừng. Đồng bào người Mông ở Tây Bắc nói chung và ở Điện Biên nói riêng thường tổ chức ăn Tết sớm hơn Tết Nguyên đán một tháng.

Tết Nào Pê Chầu thể hiện rõ nhất về bản sắc văn hóa của dân tộc Mông. Ngày Tết, ngoài các nghi lễ để tạ ơn tổ tiên, đất trời và cầu mong cuộc sống của năm mới luôn bình yên, hạnh phúc, đây cũng là ngày hội đoàn kết, đưa mọi người trong cộng đồng làng bản xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn, để chung sức xây dựng và phát triển bản làng.

Một số hình ảnh PV Báo Sức khỏe & Đời sống ghi nhận đồng bào người Mông ở Điện Biên tái hiện nghi lễ Tết Nào Pê Chầu tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, TP. Hà Nội):

Một số hình ảnh PV Báo Sức khỏe & Đời sống ghi nhận đồng bào người Mông ở Điện Biên tái hiện nghi lễ Tết Nào Pê Chầu tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, TP. Hà Nội):

Độc đáo tục lệ 'quét bồ hóng' đón Tết của người Mông- Ảnh 5.

Để chuẩn bị các mâm cúng trong Tết Nào Pê Chầu thì các gia đình phải có đủ các đồ lễ sau: Lợn, trứng gà, hương, giấy dó, gà (là vật dâng cúng chính trong các nghi thức cúng), bánh dày (đây là đồ dâng lễ quan trọng trong các mâm lễ tết của đồng bào Mông).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *