Đề thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Ngữ văn sẽ thay đổi thế nào?

Tại buổi họp báo về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết: “Đề thi tốt nghiệp THPT năm nay giữ nguyên cấu trúc nhưng có độ mở, phân hóa chính là nhằm từng bước để chuyển trạng thái cho học sinh sang năm sẽ học và thi tốt nghiệp theo chương trình phổ thông mới 2018”.

Liên quan đến ngữ liệu đề Ngữ văn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thông tin: “Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ khác vì ngữ liệu sẽ có trong nhiều bộ sách giáo khoa hoặc bên ngoài nhằm giúp các em phát huy phẩm chất, hạn chế tình trạng học tủ, học lệch, đoán đề hay làm theo bài văn mẫu.

Liên quan đến ngữ liệu đề Ngữ văn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thông tin: “Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ khác vì ngữ liệu sẽ có trong nhiều bộ sách giáo khoa hoặc bên ngoài nhằm giúp các em phát huy phẩm chất, hạn chế tình trạng học tủ, học lệch, đoán đề hay làm theo bài văn mẫu.

Kỳ thi sẽ đảm bảo giảm áp lực, giảm thời gian, giảm tốn kém nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho các trường đại học sử dụng, tạo điều kiện cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn sử dụng kết quả thi vì không có điều kiện, kinh tế để tham dự nhiều kỳ thi”.

Trước đó, vào cuối năm 2023, Bộ GD&ĐT cũng đã công bố phương thức tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Phương án được lựa chọn là phương án 2+2, tức là 2 môn thi bắt buộc (Ngữ văn, Toán) và 2 môn lựa chọn.

Trước đó, vào cuối năm 2023, Bộ GD&ĐT cũng đã công bố phương thức tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Phương án được lựa chọn là phương án 2+2, tức là 2 môn thi bắt buộc (Ngữ văn, Toán) và 2 môn lựa chọn.

Theo Bộ GD&ĐT, trong những phương án từng được đưa ra lấy ý kiến thì đây là phương án thi ít môn nhất nên chắc chắn tiết kiệm kinh phí nhất.

Về hình thức thi, môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực.

Về phương thức xét công nhận tốt nghiệp, theo Bộ GD&ĐT, sẽ kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình phổ thông 2018.

Bộ GD&ĐT cho biết, giai đoạn 2025 – 2030, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ tiếp tục giữ ổn định phương thức thi trên giấy. Giai đoạn sau 2030 sẽ từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính. Khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, ngay sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, hội đồng chấm thi của các địa phương sẽ bắt đầu làm việc. Các hội đồng chấm thi trắc nghiệm đã đảm bảo các điều kiện về máy móc thiết bị phục vụ công tác chấm thi trên máy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *