Đâu là rào cản khiến số trường hợp ghép phổi tại Việt Nam mới chỉ có 11 ca?

Những thông tin trên được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo “Ghép phổi từ người cho chết não – Thực trạng và giải pháp” do Bệnh viện Việt Đức tổ chức hôm nay (9/8) với sự tham gia của các chuyên gia về ghép tạng, điều phối ghép tạng, cũng như các chuyên gia về bệnh phổi hô hấp, tim mạch…

Đâu là rào cản khiến số trường hợp ghép phổi tại Việt Nam mới chỉ có 11 ca?- Ảnh 1.

TS.BS Dương Dức Hùng – Giám đốc Bệnh viện Việt Đức nhấn mạnh: “Ghép phổi là một kỹ thuật thách thức đối với các trung tâm y tế trên thế giới”.

Phát biểu tại hội thảo, TS.BS Dương Dức Hùng – Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, các thầy thuốc của bệnh viện đã thực hiện thành công 15 ghép tạng, mới đây nhất là ca ghép khí quản đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện tại đây. Con số này vượt mục tiêu đề ra và bệnh viện tự tin năm nay sẽ thực hiện thành công số ca ghép tạng đạt cao nhất từ trước đến nay.

Phát biểu tại hội thảo, TS.BS Dương Dức Hùng – Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, các thầy thuốc của bệnh viện đã thực hiện thành công 15 ghép tạng, mới đây nhất là ca ghép khí quản đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện tại đây. Con số này vượt mục tiêu đề ra và bệnh viện tự tin năm nay sẽ thực hiện thành công số ca ghép tạng đạt cao nhất từ trước đến nay.

“Để có được kết quả này ngoài sự nỗ lực không ngừng của các thầy thuốc, còn có có sự điều chỉnh trong ghép và vận động hiến tạng mà Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện thời gian qua. Cùng đó là sự hỗ trợ của Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia và sự hỗ trợ của các bệnh viện nội khoa” – TS Hùng nói. Giám đốc Bệnh viện Việt Đức nhấn mạnh, hội thảo này là một trong những bước phối kết hợp của các đơn vị ngoại khoa, nội khoa, điều phối… làm sao để càng nhiều người bệnh được ghép tạng, trong đó có ghép phổi càng tốt.

TS Hùng cho hay, kể từ ca ghép phổi thành công đầu tiên cách đây 30 năm, ghép phổi đã nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn chăm sóc được thiết lập để điều trị bệnh phổi giai đoạn cuối ở những bệnh nhân có chỉ định ghép.

Những tiến bộ trong bảo tồn phổi, kỹ thuật phẫu thuật và chế độ ức chế miễn dịch đã dẫn đến việc thực hiện thường quy ghép phổi trên toàn thế giới cho ngày càng nhiều bệnh nhân, với các chỉ định rộng hơn.

Những tiến bộ trong bảo tồn phổi, kỹ thuật phẫu thuật và chế độ ức chế miễn dịch đã dẫn đến việc thực hiện thường quy ghép phổi trên toàn thế giới cho ngày càng nhiều bệnh nhân, với các chỉ định rộng hơn.

“Ghép phổi là một kỹ thuật thách thức đối với các trung tâm y tế trên thế giới. Dung dịch rửa và bảo quản phổi khác hoàn toàn dung dịch dành cho tim hay gan, thận. Cùng đó, công tác ghép phổi phải chuẩn bị trước, kỹ lưỡng. Một bệnh nhân ghép phổi nếu không chuẩn bị trước thì phổi được hiến cũng có thể không có tác dụng để ghép” – TS Dương Đức Hùng nói.

Chính vì thế, mặc dù ca ghép phổi đầu tiên được các thầy thuốc của Bệnh viện Việt Đức thực hiện vào ngày 12/12/2018 và cho đến nay sức khỏe của bệnh nhân vẫn tốt, tuy nhiên, đến nay bệnh viện cũng mới chỉ thực hiện được phần nửa trong tổng số 11 ca của cả nước, trong khi mỗi tuần tại đây thực hiện từ 3-4 ca ghép thận.

Chia sẻ thêm thông tin, PGS.TS Đồng Văn Hệ – Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia cho hay, có một số lý do dẫn đến ghép phổi ở nước ta nói chung, Bệnh viện Việt Đức nói riêng chưa thực hiện được nhiều.

Thứ nhất ghép phổi là một trong những kỹ thuật khó của ghép tạng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *