Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một đại danh y nổi tiếng trong lịch sử y học Việt Nam và đã kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của đại danh y, thiền sư Tuệ Tĩnh. Ông không chỉ là một danh y mà còn là một biểu tượng của y đức, của cái tâm người thầy thuốc.
Danh y Lê Hữu Trác (1724 – 1791) sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống đỗ đạt khoa bảng, nhiều người làm quan dưới thời vua Lê chúa Trịnh. Cha ông là Tiến sĩ Lê Hữu Mưu làm quan đến chức Thị lang Bộ Công, quê tại Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) và mẹ là bà Bùi Thị Thưởng, người làng Bàu Thượng, xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).
Danh y Lê Hữu Trác (1724 – 1791) sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống đỗ đạt khoa bảng, nhiều người làm quan dưới thời vua Lê chúa Trịnh. Cha ông là Tiến sĩ Lê Hữu Mưu làm quan đến chức Thị lang Bộ Công, quê tại Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) và mẹ là bà Bùi Thị Thưởng, người làng Bàu Thượng, xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).
Nhiều người cho rằng, đại danh Hải Thượng Lãn Ông (có nghĩa là ông già lười ở Hải Thượng) là do sự kết hợp giữa hai chữ cái đầu tiên của tên tỉnh và tên phủ (tỉnh Hải Dương, phủ Thượng Hồng). Cũng có tài liệu cho rằng, hiệu “Hải Thượng” của ông ghép từ chữ “Hải” của tên trấn Hải Dương quê cha, và chữ “Thượng” của tên làng Bàu Thượng quê mẹ. Lãn Ông có nghĩa là ông lười, người không ham danh lợi.
Cha của ông là Lê Hữu Mưu là một vị quan thanh liêm, học rộng, từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, được nhà vua phong chức Ngự sử, tước Bá. Chú là Lê Hữu Kiều cũng là Đại triều thần của nhà Lê. Cả 6 người anh của ông đều thi đỗ khoa cử, tiến sĩ.
Ngay từ nhỏ, Lê Hữu Trác đã bộc lộ tài năng thiên bẩm trong việc học hành, tinh thông sách sử nên được cha cho lên Kinh kỳ theo học. Năm 20 tuổi, Lê Hữu Trác thi Hương đỗ Tam trường (tú tài) và được bổ sung vào học ở trường Giám. Năm 24 tuổi, ông được cử làm thầy thuốc quân đội ở doanh trại Nghệ An. Đến năm 32 tuổi, ông cáo quan về quê chữa bệnh cho mẹ và bắt đầu chuyên tâm chuyên tâm nghiên cứu y thuật, chữa bệnh cứu người cho đến cuối đời. Ông mất ngày rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (năm 1791).
Ngay từ nhỏ, Lê Hữu Trác đã bộc lộ tài năng thiên bẩm trong việc học hành, tinh thông sách sử nên được cha cho lên Kinh kỳ theo học. Năm 20 tuổi, Lê Hữu Trác thi Hương đỗ Tam trường (tú tài) và được bổ sung vào học ở trường Giám. Năm 24 tuổi, ông được cử làm thầy thuốc quân đội ở doanh trại Nghệ An. Đến năm 32 tuổi, ông cáo quan về quê chữa bệnh cho mẹ và bắt đầu chuyên tâm chuyên tâm nghiên cứu y thuật, chữa bệnh cứu người cho đến cuối đời. Ông mất ngày rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (năm 1791).
Lê Hữu Trác là một thầy thuốc đại tài, người đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu và phát triển y học cổ truyền Việt Nam. Ông đã tạo dựng một nền tảng lý thuyết và thực hành y học đồ sộ, xây dựng một hệ thống y học không chỉ dựa trên các lý luận cổ điển từ Trung Quốc mà còn tích hợp nhiều kinh nghiệm thực tiễn từ y học dân gian của Việt Nam.
Với Hải Thượng Lãn Ông, y lý của Đông phương với các học thuyết triết học duy vật cổ như âm dương, ngũ hành… được vận dụng vào lĩnh vực y học đã được khai thác một cách sâu sắc và sáng tạo. Tác phẩm quan trọng nhất của ông, Hải Thượng y tông tâm lĩnh được ông dày công biên soạn là một bộ bách khoa toàn thư về y học cổ truyền với 28 tập với 66 quyển, được coi là di sản lớn nhất về y học cổ truyền của Việt Nam. Đây không chỉ là một công trình mang tính học thuật, giúp chuẩn hóa y học cổ truyền Việt Nam mà còn là một tài liệu tham khảo vô giá về phương pháp chữa bệnh và phòng bệnh.
Hải Thượng y tông tâm lĩnh chứa đựng những gì tinh túy nhất trong sự nghiệp của người thầy thuốc vĩ đại này và là tài sản vô giá của nền y học Việt Nam. Bộ sách không chỉ mô tả kỹ lưỡng các bệnh lý, phương pháp chẩn đoán và điều trị mà còn chứa đựng những nguyên tắc y đức và triết lý nhân sinh sâu sắc. Nó được xem như kim chỉ nam cho các thế hệ thầy thuốc không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia có truyền thống y học cổ truyền trên thế giới.
Ông đã thu thập tổng hợp 2.854 phương thuốc kinh nghiệm hay của các bậc tiền bối lưu truyền trong dân gian và phát hiện bổ sung hơn 350 vị thuốc Nam. Ông cho rằng, muốn làm thầy thuốc giỏi phải học tập không ngừng. Ông tiếp thu kinh nghiệm của người xưa một cách có chọn lọc, linh hoạt, sáng tạo, không hề rập khuôn máy móc. Từ đó, ông có quan điểm về nhận định bệnh tật và phương pháp điều trị sáng tạo phù hợp với đặc điểm phong thổ, khí hậu và đặc điểm của con người Việt Nam.