Tuy nhiên, việc sử dụng AI cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức đối với nhà báo và cơ quan báo chí.
Vào ngày 30/11/2022, một nhánh của AI có tên Chat GPT đã xuất hiện khiến thế giới xôn xao vì sự thông minh và khả năng tư duy, cách sử dụng ngôn ngữ tự nhiên giống như con người. Công cụ này có tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer do Công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển.
Vào ngày 30/11/2022, một nhánh của AI có tên Chat GPT đã xuất hiện khiến thế giới xôn xao vì sự thông minh và khả năng tư duy, cách sử dụng ngôn ngữ tự nhiên giống như con người. Công cụ này có tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer do Công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển.
Chat GPT ra đời như đánh dấu một bước phát triển mới của trí tuệ nhân tạo, có tác động lớn đối với người làm việc trong nhiều ngành nghề. Công cụ này trở thành đề tài “hot” không chỉ trong môi trường làm việc mà ngay cả những buổi gặp gỡ, trò chuyện hằng ngày, từ hội thảo lớn đến trà đá vỉa hè cũng “vào cuộc” bàn luận.
Một số chuyên gia nhận định, Chat GPT có thể thay thế lực lượng lao động một số lĩnh vực trong tương lai. Chỉ riêng tính năng tạo văn bản giống hệt như con người, khả năng đọc và lưu trữ thông tin lớn đem đến nhận định rằng công nghệ có thể thay thế các nhà báo, người làm truyền hình ngay trong thời điểm hiện tại khiến những người làm trong lĩnh vực này sẽ bị ảnh hưởng.
Ðể có được những câu trả lời đó, phóng viên Báo Sức khỏe và Ðời sống đã có buổi phỏng vấn PGS.TS. Ðỗ Thị Thu Hằng – Trưởng ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam về ảnh hưởng của AI và những thách thức cần vượt qua của báo chí trong bối cảnh chuyển đổi công nghệ số. Từ đó “biến” AI thành công cụ hỗ trợ các tòa soạn phân tích dữ liệu độc giả, sáng tạo nội dung, giảm bớt những công việc lặp lại, tốn công sức.
Theo PGS.TS. Ðỗ Thị Thu Hằng, AI cùng với các công nghệ số mới như: Blockchain, xR… – công cụ không thể thiếu của ngành công nghiệp nội dung số, cũng là một thách thức lớn trong sáng tạo nội dung và quản trị tòa soạn, nhất là với tòa soạn số hiện nay. Chat GPT chatbot do Công ty OpenAI phát triển – là một ví dụ điển hình của AI.
AI là trợ lý ảo đắc lực cho nhà báo và tòa soạn nhằm tối ưu hóa sản xuất nội dung, tăng hiệu suất sản xuất nội dung số theo yêu cầu cá nhân hóa và các đặc tính của tác phẩm, sản phẩm báo chí số (tính thời gian thực, tính tương tác, tính đồng bộ trên nền tảng số và trong hệ sinh thái số). AI có thể là trợ lý ảo đắc lực cho nhà báo trong tìm kiếm, xác định thông tin. Có thể sử dụng các phần mềm ứng dụng công nghệ AI để phát hiện đề tài, thu thập xử lý thông tin để theo dõi sự kiện, trích xuất thông tin và xác định xu hướng.
AI có thể hỗ trợ phân tích các định dạng nội dung, từ đó gợi ý nội dung cần xuất bản để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của công chúng. Về nghiệp vụ ảnh báo chí, có thể sử dụng các phần mềm AI có tính năng nhận dạng hình ảnh để phân tích giới tính, tuổi… để xác định các nhân vật trong ảnh.
“Hiện một số đài phát thanh – truyền hình và các tòa soạn hội tụ có thể ứng dụng tính năng tự động sản xuất các nội dung có cấu trúc lặp lại. cho một số tin tức như tin về thời tiết, thể thao, công nghệ… bằng cách xây dựng phần mềm tạo văn bản tự động (NLG). Có những đài phát thanh – truyền hình đã thử nghiệm thành công trong việc ứng dụng Chat GPT sản xuất phóng sự truyền hình về chính mảng nội dung công nghệ.