Chuyên gia nói về đám mây kỳ lạ ở Hà Nội chiều qua (4/7)

Chuyên gia nói về đám mây kỳ lạ ở Hà Nội chiều qua (4/7)- Ảnh 2.

ngày 4/7, nhiều người dân ở Hà Nội khá thích thú khi chụp được khoảnh khắc đám mây nhiều màu sắc xuất hiện trên bầu trời. Ở nhiều vị trí khác nhau, người dân có thể quan sát đám mây có hình vòng cung, có nhiều màu hồng, cam, xanh…

Chuyên gia nói về đám mây kỳ lạ ở Hà Nội chiều qua (4/7)- Ảnh 2.

Đám mây kỳ lạ hình ngũ sắc được ghi lại ở Hà Nội ngày 4/7.

Trước đó, khoảng 16h40 ngày 20/6, đám mây sắc màu khổng lồ xuất hiện trên bầu trời phía tây Hà Nội. Trên một cột mây cao, đám mây ngũ sắc dần hình thành, sau đó đám mây nhanh chóng đổi màu. Xung quanh đám mây, một quầng ánh sáng trong bao phủ hệt như hiện tượng kết tủa.

Trước đó, khoảng 16h40 ngày 20/6, đám mây sắc màu khổng lồ xuất hiện trên bầu trời phía tây Hà Nội. Trên một cột mây cao, đám mây ngũ sắc dần hình thành, sau đó đám mây nhanh chóng đổi màu. Xung quanh đám mây, một quầng ánh sáng trong bao phủ hệt như hiện tượng kết tủa.

Chiều 12/5, rất nhiều người dân trên địa bàn TPHCM thích thú khi bất ngờ chứng kiến khoảnh khắc mây ngũ sắc xuất hiện trên bầu trời. Đám mây nhiều màu sắc rực rỡ quyện lại thành vệt dài ấn tượng thu hút sự chú ý của đông đảo người dân. Nhiều người đi đường thích thú dừng xe để tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc kỳ thú của thiên nhiên.

Ông Vũ Thế Hoàng, Chủ nhiệm CLB Thiên văn Hà Nội (HAS), nhận định đây đúng là đám mây ngũ sắc. Hiện tượng này rất phổ biến và thường xảy ra ở một địa phương, khu vực cụ thể. Tuy nhiên, nó không có điềm báo hoặc dự báo gì về thời tiết ở nơi xuất hiện trong thời gian tới.

Ông Vũ Thế Hoàng, Chủ nhiệm CLB Thiên văn Hà Nội (HAS), nhận định đây đúng là đám mây ngũ sắc. Hiện tượng này rất phổ biến và thường xảy ra ở một địa phương, khu vực cụ thể. Tuy nhiên, nó không có điềm báo hoặc dự báo gì về thời tiết ở nơi xuất hiện trong thời gian tới.

Theo các tài liệu, sự phát ngũ sắc của mây do các giọt nước rất đồng đều nhiễu xạ ánh sáng (trong phạm vi 10 độ từ mặt trời) và do các hiệu ứng giao thoa bậc nhất (ngoài phạm vi 10 độ từ mặt trời). Nó có thể mở rộng tới 40 độ từ mặt trời.

Nếu các phần của mây chứa các giọt nước nhỏ hoặc các tinh thể băng có kích thước tương tự, thì hiệu ứng tích lũy của chúng được nhìn thấy như là các màu. Mây phải mỏng về mặt quang học để hầu hết các tia sáng chỉ gặp một giọt duy nhất.

Do đó, ngũ sắc chủ yếu được nhìn thấy ở rìa đám mây hoặc trong những đám mây gần trong suốt, trong khi những đám mây mới hình thành tạo ra ngũ sắc sáng nhất và nhiều màu sắc nhất. Khi các hạt nước hay băng trong một đám mây mỏng có tỷ lệ lớn kích thước giống nhau thì ngũ sắc có dạng cấu trúc của quầng sáng, một đĩa tròn sáng xung quanh mặt trời hoặc mặt trăng, với một hoặc nhiều vòng màu bao quanh.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *