Chuyên gia chỉ cách phân biệt giá đỗ sạch và giá đỗ ‘ngậm’ hóa chất

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, 6-Benzylaminopurine (BAP) được phát hiện trong giá đỗ ở Đăk Lăk là chất kích thích tăng trưởng tế bào (cytokinin) thế hệ tổng hợp đầu tiên. 

Đây là hóa chất không nằm trong danh mục được phép sử dụng cho thực phẩm, bị các cơ sở sản xuất sử dụng để kích thích giá đỗ mọng nước, ngắn rễ và bắt mắt hơn.

Chuyên gia chỉ cách phân biệt giá đỗ sạch và giá đỗ 'ngậm' hóa chất- Ảnh 1.

Giá sạch thường gầy hơn, không bóng, thân cứng, nhiều rễ và khó đứt gãy.

Để nhận biết giá đỗ được ngâm hóa chất hay không, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay, giá đỗ ngâm hóa chất thường mập, to tròn, bóng bẩy, thân đều đặn, đẹp mắt, ít rễ, rất giòn và dễ gãy. Trong khi đó, giá đỗ sạch thường gầy hơn, không bóng, thân cứng, nhiều rễ và khó đứt gãy.

Để nhận biết giá đỗ được ngâm hóa chất hay không, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay, giá đỗ ngâm hóa chất thường mập, to tròn, bóng bẩy, thân đều đặn, đẹp mắt, ít rễ, rất giòn và dễ gãy. Trong khi đó, giá đỗ sạch thường gầy hơn, không bóng, thân cứng, nhiều rễ và khó đứt gãy.

“Giá đỗ sạch được ủ truyền thống từ 3-5 ngày, cọng nhỏ, dài khoảng 3-7cm, có nhiều rễ do hút nước, còn giá đỗ ngâm hóa chất được ủ nhanh hơn và ít rễ hơn”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải.

Về màu sắc, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay, giá đỗ sạch có màu vàng nhạt tự nhiên, còn giá đỗ ngâm hóa chất thường có màu trắng sứ, bóng bẩy. Khi ăn, giá đỗ sạch có vị ngọt thanh, giòn, đặc và nhiều nước, còn giá đỗ ngâm hóa chất thường xốp, khô, ăn không thơm và ít ngọt hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *