Chuyên gia chỉ cách giúp tân sinh viên tránh bẫy lừa ‘giăng’ sẵn

Chuyên gia chỉ cách giúp tân sinh viên tránh bẫy lừa 'giăng' sẵn- Ảnh 1.

Trường ĐH Giao thông vận tải thông báo, hiện xuất hiện một số đối tượng nhân danh cán bộ của trường kêu gọi tân sinh viên đăng ký phòng ở ký túc xá và phải chuyển khoản đặt cọc đến tài khoản cá nhân. Nhà trường khẳng định không cho đăng ký và chuyển khoản đặt cọc ở ký túc xá qua bất kỳ cá nhân nào.

Chuyên gia chỉ cách giúp tân sinh viên tránh bẫy lừa 'giăng' sẵn- Ảnh 1.

Trường ĐH Giao thông vận tải phát cảnh báo lừa đảo.

Trường ĐH Công Thương TP.HCM vừa phát cảnh báo gấp về việc một số thí sinh nhận được tin nhắn nhập học từ tài khoản có tên được viết theo tên viết tắt của trường là HUIT. Tin nhắn có nội dung: “HUIT – Chúc mừng bạn đã trúng tuyển chính thức. Mời bạn đến HUIT nhập học từ ngày 18/8 đến 17h ngày 27/8. Đồng thời, HUIT tặng ngay ưu đãi 3 triệu đồng dành cho 2.000 thí sinh nhập học sớm nhất”. Đáng chú ý, link nhập học để tên là HUIT nhưng số điện thoại trong tin nhắn lại là của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF). Trường ĐH Công Thương TP.HCM khẳng định, đây là tin nhắn lừa đảo.

Trường ĐH Công Thương TP.HCM vừa phát cảnh báo gấp về việc một số thí sinh nhận được tin nhắn nhập học từ tài khoản có tên được viết theo tên viết tắt của trường là HUIT. Tin nhắn có nội dung: “HUIT – Chúc mừng bạn đã trúng tuyển chính thức. Mời bạn đến HUIT nhập học từ ngày 18/8 đến 17h ngày 27/8. Đồng thời, HUIT tặng ngay ưu đãi 3 triệu đồng dành cho 2.000 thí sinh nhập học sớm nhất”. Đáng chú ý, link nhập học để tên là HUIT nhưng số điện thoại trong tin nhắn lại là của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF). Trường ĐH Công Thương TP.HCM khẳng định, đây là tin nhắn lừa đảo.

Trường ĐH Sài Gòn tiếp nhận thông tin một số thí sinh trúng tuyển nhận được tin nhắn yêu cầu đóng lệ phí nhập học với số tiền hơn 6,9 triệu đồng vào một số tài khoản ngân hàng theo hướng dẫn. Trường này khẳng định, không chủ động gọi điện, gửi tin nhắn, thư điện tử đến thí sinh trúng tuyển để yêu cầu đóng lệ phí nhập học.

Nhà trường cảnh báo phụ huynh, thí sinh không thực hiện việc chuyển tiền khi tiếp nhận thông tin yêu cầu đóng lệ phí, học phí từ những kênh không chính thống của trường như qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử, các trang nhóm Zalo, Facebook không thuộc quản lý của nhà trường (không có dấu tích xanh). Thí sinh, sinh viên không chuyển tiền vào bất kỳ tài khoản cá nhân hay số tài khoản ngân hàng có tên chủ tài khoản nhận tiền không phải “trường Đại học Sài Gòn”.

Trường ĐH Hàng hải Việt Nam nhận được phản ánh về việc một số đối tượng gửi tin nhắn yêu cầu sinh viên chuyển khoản để đặt cọc ký túc xá hoặc sử dụng các dịch vụ khác mà trường cung cấp. Nhà trường khẳng định đây là hình thức lừa đảo trực tuyến. Sinh viên tuyệt đối không chuyển khoản cho bất kỳ tài khoản cá nhân nào qua mạng.

Trường ĐH Hàng hải Việt Nam nhận được phản ánh về việc một số đối tượng gửi tin nhắn yêu cầu sinh viên chuyển khoản để đặt cọc ký túc xá hoặc sử dụng các dịch vụ khác mà trường cung cấp. Nhà trường khẳng định đây là hình thức lừa đảo trực tuyến. Sinh viên tuyệt đối không chuyển khoản cho bất kỳ tài khoản cá nhân nào qua mạng.

Trước thời điểm công bố điểm chuẩn đại học năm nay, nhiều trường đại học đã ra cảnh báo các trang thông tin không chính thống để phụ huynh và tân sinh viên cảnh giác. Các trường đại học khuyến cáo, phụ huynh và thí sinh không nên tham khảo các nguồn tin không chính thống và không nhấn vào các đường dẫn không thuộc về kênh chính thức của trường. Những lời mời gọi từ các nhóm lạ hoặc các cá nhân không rõ danh tính trên mạng xã hội cần được xử lý thận trọng để tránh bị lợi dụng hoặc đánh cắp thông tin.

Mới đây, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phát đi cảnh báo tới các tân sinh viên về hàng loạt chiêu trò lừa đảo thu học phí. Theo Cục An toàn thông tin, đối tượng lừa đảo có thể tạo ra các trang web giả mạo trông giống như trang web chính thức của trường đại học. Ngoài ra, đối tượng còn giả danh là nhân viên của trường đại học và gửi email hoặc gọi điện yêu cầu sinh viên cung cấp thông tin cá nhân hoặc thanh toán học phí qua các phương thức không chính thức. Đối tượng cũng có thể sẽ thông qua các phương thức lừa đảo như email giả mạo hoặc tin nhắn giả mạo để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng hoặc thông tin thẻ tín dụng.

Trước thực trạng lừa đảo này, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân kiểm tra các thông tin từ trường đại học hoặc tổ chức tài chính qua các kênh chính thức và liên hệ trực tiếp với trường nếu có bất kỳ nghi ngờ nào. Tuyệt đối không nhấp vào liên kết trong các email hoặc tin nhắn không rõ nguồn gốc và không cung cấp thông tin cá nhân cho các bên không xác định. Luôn thực hiện các khoản thanh toán học phí qua các kênh thanh toán chính thức do trường đại học hoặc tổ chức tài chính cung cấp.

Để giúp tân sinh viên “né” các bẫy lừa đảo, anh Ngô Minh Hiếu (thường gọi Hiếu PC) hiện là chuyên gia của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Bộ TT&TT) cho biết, tân sinh viên thường rất dễ bị các đối tượng xấu nhắm đến vì chưa quen với môi trường mới và thường thiếu kinh nghiệm.

Theo anh Ngô Minh Hiếu, các tân sinh viên cần trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức cơ bản. Đó là trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, hãy kiểm tra kỹ thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Đừng vội vàng tin vào những gì người khác nói mà chưa xác thực được. Các em không vội vàng trong các giao dịch, đặc biệt là các giao dịch tiền bạc hoặc các quyết định quan trọng như thuê nhà, mua sắm, tìm việc… Đồng thời luôn cảnh giác với những yêu cầu chuyển tiền trước mà không có đảm bảo rõ ràng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *