Qua rà soát hệ thống pháp luật cho thấy, mặc dù có tới 63 văn bản cấp độ luật có quy định điều chỉnh các hoạt động liên quan đến lĩnh vực phòng bệnh, nâng cao sức khỏe nhưng trên thực tế hệ thống pháp luật hiện hành chủ yếu tập trung vào 3 vấn đề chính là điều trị bệnh; phòng, chống bệnh truyền nhiễm; và quản lý một số hành vi có hại cho sức khỏe. Một số vấn đề quan trọng khác như dinh dưỡng với sức khỏe, sức khỏe tâm thần, quản lý bệnh không lây nhiễm, quản lý sức khỏe đối với người dân và quỹ phòng bệnh chưa được quy định hay quản lý trong đạo luật nào.

Các vấn đề rối loạn tâm thần cũng ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội Việt, đặc biệt với người trẻ….
Trong khi đó, các bệnh không lây nhiễm đang gia tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa. Các vấn đề rối loạn tâm thần cũng ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội Việt, đặc biệt với người trẻ. Thống kê cho thấy có đến 15 triệu người dân Việt Nam đang vật lộn với ít nhất 1 trong 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến, trong đó có đến 3 triệu trẻ em cần chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Trong khi đó, các bệnh không lây nhiễm đang gia tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa. Các vấn đề rối loạn tâm thần cũng ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội Việt, đặc biệt với người trẻ. Thống kê cho thấy có đến 15 triệu người dân Việt Nam đang vật lộn với ít nhất 1 trong 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến, trong đó có đến 3 triệu trẻ em cần chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Những con số này đến từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt khi đại dịch COVID-19 đã gây ra cuộc khủng khoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng cấp tính, mạn tính và phá hủy sức khỏe tâm thần của hàng triệu người trên thế giới.
Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như việc sử dụng rượu bia, ma túy; những sang chấn tâm lý do mâu thuẫn, bạo lực gia đình; bị bạn bè, cộng đồng cô lập; hay cả việc dành thời gian quá nhiều cho mạng xã hội và các trò game trực tuyến.
Ngoài ra, việc chưa có một quy định pháp luật hoàn thiện quản lý các vấn đề này cũng khiến công tác phòng, chống và điều trị các rối loạn tâm thần còn nhiều hạn chế.
Ngoài ra, việc chưa có một quy định pháp luật hoàn thiện quản lý các vấn đề này cũng khiến công tác phòng, chống và điều trị các rối loạn tâm thần còn nhiều hạn chế.
Theo TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, để khắc phục các tồn tại, bất cập nêu trên cũng như thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và giải quyết các vấn đề về thực tiễn phát sinh chưa có cơ sở pháp lý trong tình hình mới, việc xây dựng Dự án Phòng bệnh với các nội dung mới bao quát những vấn đề còn đang là lỗ hổng trong hệ thống quản lý y tế, là rất cấp thiết nhằm nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.
Trên cơ sở mô hình gánh nặng bệnh tật, mới đây, ngày 12/2/2025, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Báo cáo số 189/BC-BYT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu, giải trình kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của Thành viên Chính phủ và kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ về đề nghị bổ sung dự án Luật Phòng bệnh vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
5 chính sách của dự án xây dựng Luật Phòng bệnh mới đã được Bộ Y tế đề xuất, bao gồm: