Chủ tịch nước Tô Lâm: Báo chí cách mạng phải thực sự trở thành dòng thông tin trong không gian số

Mở đầu bài phát biểu, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhiệt liệt biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao những thành tích, kết quả của báo chí và đội ngũ những người làm báo đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước trong suốt 99 năm qua.

Chủ tịch nước cũng chúc mừng tới 122 tác giả, nhóm tác giả được trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 18 – giải thưởng cao quý nhất dành tặng các tác phẩm báo chí, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất năm 2023.

Chủ tịch nước Tô Lâm: Báo chí cách mạng phải thực sự trở thành dòng thông tin trong không gian số- Ảnh 1.

Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu tại Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 18. Ảnh: Hồng Hải

Theo Chủ tịch nước, năm 2025 sẽ kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đưa đất nước hoàn thành thắng lợi mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Theo Chủ tịch nước, năm 2025 sẽ kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đưa đất nước hoàn thành thắng lợi mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ to lớn, cũng hết sức vẻ vang đối với báo chí và đội ngũ những người làm báo trong tuyên truyền, tạo sự đồng tâm, đồng thuận xã hội và sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng. Đồng thời xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị, tập trung xây dựng đội ngũ những người làm báo thực sự là những người lính trên mặt trận văn hóa tư tưởng, có “tâm sáng, lòng trong, bút sắc”, “vừa hồng, vừa chuyên”, phải luôn thường trực lời Bác dạy: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết; khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, cũng chớ nói, chớ viết”, “tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được”; kiên định lý tưởng, giá trị cao đẹp của nghề báo, tuân thủ nguyên tắc, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai, bảo vệ cái đúng, cái tốt, luôn hết lòng, hết sức vì sự nghiệp chung.

Thứ hai, cần phát huy cao độ vai trò của báo chí – công cụ đấu tranh xã hội, đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, thực sự là vũ khí sắc bén, công cụ đắc lực của Đảng trên mặt trận tư tưởng, có nhiều hơn nữa các tác phẩm báo chí có tính lý luận và chính luận cao.

Thứ hai, cần phát huy cao độ vai trò của báo chí – công cụ đấu tranh xã hội, đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, thực sự là vũ khí sắc bén, công cụ đắc lực của Đảng trên mặt trận tư tưởng, có nhiều hơn nữa các tác phẩm báo chí có tính lý luận và chính luận cao.

Thứ ba, tăng cường giá trị văn hóa trong các tác phẩm báo chí. Mỗi tác phẩm báo chí phải là một sản phẩm văn hóa tinh thần có giá trị và giá trị sử dụng cao, chuẩn mực về nội dung, tươi mới và hấp dẫn về hình thức, hiện đại trong phương pháp thể hiện và phương thức phát hành. Các tác phẩm báo chí phải không ngừng giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức, bản sắc văn hóa Việt Nam; định hình và lan tỏa chuẩn mực văn hóa ứng xử trong xã hội, góp phần xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Thứ tư, báo chí thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; thông tin báo chí cách mạng phải thực sự trở thành dòng thông tin chủ lưu trong không gian số. Xác định rõ mục tiêu, lộ trình, triển khai chuyển đối số mạnh mẽ và có kết quả cụ thể. Chú trọng thúc đẩy tất cả các yếu tố trong các giai đoạn của chuyển đổi số báo chí, tập trung đào tạo nguồn nhân lực trên các nền tảng số, nhân lực về chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt quan tâm nghiên cứu công chúng và các hình thức sản phẩm có sức hấp dẫn, khả năng tương tác cao, lan tỏa sâu rộng trong công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ.

Chủ tịch nước dẫn lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Nghề báo là nghề cao quý, nhưng vô cùng gian khổ, khó khăn”. Để trở thành những chiến sỹ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hoá, là “thư ký của thời đại”, trở thành “người gác cổng của nhân dân”, người làm báo cách mạng phải đáp ứng được những đòi hỏi cao về trí tuệ, bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm và sự dấn thân, cần không ngừng cố gắng, nỗ lực học tập về lý luận, nghiệp vụ báo chí và công nghệ báo chí truyền thông hiện đại.

“Tôi tin tưởng rằng, tiếp nối truyền thống 99 năm ra đời và phát triển, với kinh nghiệm, bản lĩnh, ý chí, đội ngũ những người làm báo – lực lượng xung kích trên mặt trận văn hóa, tư tưởng của Đảng, sẽ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân đã tin cậy giao phó”, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *