Theo Địa chí Quảng Trị, căn cứ Dốc Miếu – Cồn Tiên là tên của hai cứ điểm quân sự trong tuyến phòng thủ chiến lược mang tên hàng rào điện tử Mc.Namara. Di tích được Bộ VHTT xếp hạng cấp Quốc gia theo quyết định ngày 12/12/1986.
Trong toàn bộ phòng tuyến điện tử Mc.Namara, căn cứ Dốc Miếu – Cồn Tiên giữ một vai trò trọng yếu. Trong đó, căn cứ Dốc Miếu có quy mô lớn nhất, được mệnh danh là “con mắt thần” bất khả xâm phạm. Hàng rào điện tử Mc.Namara ra đời, căn cứ Dốc Miếu nhanh chóng trở thành một mắt xích cứng nhất trong toàn tuyến.
Ngày 1/4/1972, trong chiến dịch tiến công nổi dậy mùa xuân 1972, căn cứ Dốc Miếu – Cồn Tiên bị quân ta đánh chiếm. Địch phải rút khỏi vị trí, bỏ lại nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh, chấm dứt gần 5 năm tồn tại của một vị trí phòng thủ được coi là mạnh nhất trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương của Mỹ.
Ngày 1/4/1972, trong chiến dịch tiến công nổi dậy mùa xuân 1972, căn cứ Dốc Miếu – Cồn Tiên bị quân ta đánh chiếm. Địch phải rút khỏi vị trí, bỏ lại nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh, chấm dứt gần 5 năm tồn tại của một vị trí phòng thủ được coi là mạnh nhất trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương của Mỹ.
Căn cứ Dốc Miếu được xây dựng trên điểm dốc thứ 3 của một ngọn đồi đất đỏ bazan, ở vị trí án ngữ trục Quốc lộ 1A (thuộc địa phận xã Phong Bình, huyện Gio Linh). Theo thời gian, nơi đây chỉ còn hiện vật là một chiếc xe tăng hoen gỉ đang “ẩn mình” giữa cây cỏ.
Anh Nguyễn Văn Đô (32 tuổi, trú huyện Gio Linh) cho biết, đây là một trong những di tích quan trọng tuy nhiên lại không được quan tâm phục hồi, tôn tạo xứng tầm với một di tích lịch sử được xếp hạng cấp Quốc gia.
“Là những thế hệ trẻ của mảnh đất Gio Linh, chúng tôi mong rằng các cơ quan chức năng sớm có phương án để di tích trở thành nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau”, anh Đô nói.
“Là những thế hệ trẻ của mảnh đất Gio Linh, chúng tôi mong rằng các cơ quan chức năng sớm có phương án để di tích trở thành nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau”, anh Đô nói.