Cảnh báo nguy cơ lũ quét ở nhiều tỉnh phía Bắc

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 01 giờ qua (từ 06 giờ đến 07 giờ ngày 16/6), tại tỉnh Hà Giang đã có mưa vừa, mưa to như: Giáp Trung 43mm… Trong 3-6 giờ tới khu vực tỉnh trên tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 40-60mm, có nơi trên 80mm.

Từ 22 giờ ngày 15/6 đến 4 giờ ngày 16/6, tại các tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang, Điện Biên và Lai Châu đã có mưa vừa, mưa to đến rất to như: Bản Thi 112,4mm (Bắc Kạn); Nậm Kè 69,4mm (Điện Biên); Mường Mô 2 59mm (Lai Châu)…

Từ 22 giờ ngày 15/6 đến 4 giờ ngày 16/6, tại các tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang, Điện Biên và Lai Châu đã có mưa vừa, mưa to đến rất to như: Bản Thi 112,4mm (Bắc Kạn); Nậm Kè 69,4mm (Điện Biên); Mường Mô 2 59mm (Lai Châu)…

Trong 3-6 giờ tới khu vực các tỉnh trên tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện:

 Bắc Kạn: Bạch Thông, Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn

 Bắc Kạn: Bạch Thông, Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn

 Lai Châu: Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Tân Uyên

 Điện Biên: Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa, TX. Mường Lay

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế – xã hội.

TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai cho biết, giai đoạn này đang có sự hình thành dải hội tụ nhiệt đới ở phía Nam của Trung Quốc và một phần các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam nên các tỉnh miền núi phía Bắc nhận lương mưa tương đối lớn. Tuy nhiên sự khác biệt trong dải hội tụ lần này đó là sự gián đoạn tạo nên các cơn mưa cục bộ, phát triển ngẫu nhiên trong quãng thời gian ngắn (khác với dải hội tụ nhiệt đới hình thành muộn vào giai đoạn nửa cuối năm). Các cơn mưa cục bộ này thường ở phạm vi hẹp, mưa xối xả trong quãng thời gian ngắn.

Các tỉnh phía Nam khu vực Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm Đồng và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long lại bị ảnh hưởng bởi nhiễu động gió Đông lạnh ở tầng cao 4500m – 6500m kết hợp bốc hơi bề mặt và hơi ẩm từ đới gió Nam, Tây Nam ở tầng thấp hình thành các cơn mưa dông buổi chiều và buổi đêm. Khi các cột mây cao tới ngưỡng gió lạnh (thấp hơn 0⁰C) thì ngưng tụ đột ngột thành mưa dông hoặc mưa đá.

Mọi người ở khu vực phía Nam lưu ý là nhiễu động gió Đông có xu hướng mạnh lên trong các ngày 21/6-24/6 nên có thể xảy ra mưa to gió lớn trong giai đoạn này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *