Cách phòng chống cháy nổ thiết bị điện trong gia đình

Đặc biệt, nhiều vụ cháy nổ, hỏa hoạn liên tiếp xảy ra tại những căn nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy có thể gây ra hậu quả, thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. 

Đặc biệt, nhiều vụ cháy nổ, hỏa hoạn liên tiếp xảy ra tại những căn nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy có thể gây ra hậu quả, thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. 

Theo điều tra của lực lượng chức năng, tình trạng quá tải, chập điện, thiết bị điện không an toàn… là nguyên nhân gây ra nhiều sự cố cháy, nổ với hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng người dân. Để chủ động ngăn ngừa các sự cố cháy, nổ do việc sử dụng điện, các thiết bị điện gây ra, người dân cần phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn cơ bản.

KS Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự cho biết, để an toàn thì hệ thống điện, dây dẫn điện phải có tiết diện và cách điện phù hợp, đáp ứng công suất của các thiết bị sử dụng điện. Có thiết bị đóng, ngắt, bảo vệ cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng phòng, khu vực và các thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn. Cầu dao, aptomat nên lắp đặt tại vị trí dễ thấy, thuận tiện cho việc ngắt điện. Đường dây dẫn điện phải được đi trong ống gel bảo vệ.

KS Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự cho biết, để an toàn thì hệ thống điện, dây dẫn điện phải có tiết diện và cách điện phù hợp, đáp ứng công suất của các thiết bị sử dụng điện. Có thiết bị đóng, ngắt, bảo vệ cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng phòng, khu vực và các thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn. Cầu dao, aptomat nên lắp đặt tại vị trí dễ thấy, thuận tiện cho việc ngắt điện. Đường dây dẫn điện phải được đi trong ống gel bảo vệ.

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện có công suất cao trong cùng một thời điểm; đặc biệt, không cắm đồng thời nhiều thiết bị điện có mức tiêu thụ điện lớn trên cùng một ổ cắm; hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện trong giờ cao điểm. 

Khi lắp đặt thêm thiết bị tiêu thụ điện cần tính toán, lựa chọn dây dẫn, thiết bị đóng cắt bảo vệ phù hợp, tránh gây tình trạng quá tải.

Khi sử dụng thiết bị đốt nóng như bếp điện, bàn là, lò sưởi, ấm điện… phải đặt trên vật liệu không cháy, đảm bảo khoảng cách với các vật liệu dễ cháy và phải có người trông coi, giám sát. 

Không để trang thiết bị điện phát nhiệt gần các đồ vật dễ cháy, nổ. Không sạc pin các thiết bị qua đêm; không nên vừa sạc, vừa sử dụng điện thoại, ipad, …

“Mỗi hộ gia đình phải trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy phù hợp, trang bị kiến thức, kỹ năng chữa cháy, thoát nạn,… để kịp thời xử lý tình huống cháy, nổ xảy ra”, KS Nguyễn Huy Bạo khuyên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *