Cách để chủ động ứng phó bền vững với thiên tai sạt lở đất

Cách để chủ động ứng phó bền vững với thiên tai sạt lở đất - Ảnh 2.

Rất nhiều vụ sạt lở đất thảm khốc là lời cảnh báo cho chúng ta về sự nguy hiểm của thiên tai và tầm quan trọng của công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó sạt lở đất một cách kịp thời, hiệu quả.

Rất nhiều vụ sạt lở đất thảm khốc là lời cảnh báo cho chúng ta về sự nguy hiểm của thiên tai và tầm quan trọng của công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó sạt lở đất một cách kịp thời, hiệu quả.

Chỉ trong 9 tháng năm 2024, thiên tai đã làm hơn 400 người chết và mất tích, trong đó phần lớn người chết và mất tích là do sạt lở đất hoặc lũ cuốn. Sáng 10/9 một trận lũ quét và sạt lở đất kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đã vùi lấp toàn bộ thôn làng, nơi có 33 hộ dân với 168 người cư trú. Trận sạt lở đã khiến 52 người chết.

Ngày 13/7, sạt lở bất ngờ trên tuyến đường Quốc lộ 34, tại vị trí Km10+900 thuộc địa phận thôn Tả Mò, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang vùi lấp một chiếc ôtô khách chạy tuyến Hà Giang-Bảo Lâm đang di chuyển, khiến 11 người chết, 4 người bị thương. Chưa đầy 1 tháng sau, trong 2 ngày 4 và 5/8 liên tục xảy ra sạt lở ở Lạng Sơn và Sơn La khiến 3 người tử vong và 2 người bị thương.

Ngày 13/7, sạt lở bất ngờ trên tuyến đường Quốc lộ 34, tại vị trí Km10+900 thuộc địa phận thôn Tả Mò, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang vùi lấp một chiếc ôtô khách chạy tuyến Hà Giang-Bảo Lâm đang di chuyển, khiến 11 người chết, 4 người bị thương. Chưa đầy 1 tháng sau, trong 2 ngày 4 và 5/8 liên tục xảy ra sạt lở ở Lạng Sơn và Sơn La khiến 3 người tử vong và 2 người bị thương.

Các sườn núi, sườn đồi tự nhiên thường ít xảy ra sạt trượt vì tất cả các quá trình phong hóa, xói mòn, rửa trôi trải qua mưa, nắng, gió hàng ngày, hàng mùa đã xảy ra ít một, ít một, từ từ, dần dần nên sườn dốc trở nên thoải, đạt đến một góc độ tối ưu, cân bằng, ổn định, ít khi trượt, sạt nữa. Nhưng nếu có hoạt động nhân sinh tác động vào, thí dụ làm đường, mở rộng đường, san gạt, tạo mặt bằng để làm nhà, xây đô thị, chặt cây đốt rừng để trồng cây ăn quả, làm mất đi lớp phủ thực vật bảo vệ tự nhiên…, hay thậm chí làm ứ đọng nước trên sườn dốc thì khi đó sườn dốc không còn tự nhiên nữa, rất dễ mất ổn định, nhất là khi mưa lớn kéo dài dễ xảy ra sạt, trượt…

Các hoạt động nhân sinh như làm đường giao thông, hồ chứa, cắt chân sườn dốc lấy mặt bằng xây nhà cửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (chuyển từ rừng tự nhiên sang rừng sản xuất, sang các diện tích trồng cây công nghiệp…) đều làm thay đổi hình thái sườn dốc tự nhiên, tính chất cơ lý của đất đá tạo nên sườn dốc, tính thấm, khả năng thấm của nước vào trong sườn dốc…

Ông Trương Quang Quý, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Bảo tàng địa chất, Cục Địa chất Việt Nam đánh giá, khi thi công các tuyến đường giao thông cắt qua đồi núi đều làm mất chân sườn dốc tự nhiên, từ đó làm gia tăng khả năng xảy ra sạt lở đất đá. Để an toàn khi thi công, việc trước mắt là phải gia cố chân sườn dốc.

Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam cho thấy, đơn vị thi công hầu như chỉ tập trung làm đường còn việc gia cố hay khắc phục sạt lở đất ở ven đường chưa được tính toán kỹ. Nguyên nhân khác là độ rung mặt đất khi xe ô tô di chuyển trên đường, đặc biệt là các xe có tải trọng lớn, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định của các lớp đất đá ven đường.

Giải pháp lâu dài, Việt Nam cần chủ động ứng phó thiên tai bằng cách xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, thành lập hệ thống bản đồ các tỷ lệ, từ đó khoanh định được các khu vực có rủi ro cao. Cùng với đó, các Bộ, ngành liên quan cần sớm hoàn thiện hệ thống bản đồ cảnh báo quốc gia – một bản đồ chung và thống nhất cho cả nước, cụ thể chi tiết đến từng thôn, xã để các địa phương có căn cứ xây dựng phương án di dời, sắp xếp dân cư, triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *