Bộ Y tế nhận được Công văn số 137/UBDNGS ngày 25/3/2025 của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát – Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đề nghị trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong đó cử tri tỉnh Bạc Liêu có kiến nghị: “Kiến nghị tăng cường các chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; giám sát việc thực hiện chính sách tại cơ sở. Nâng mức kinh phí hỗ trợ cho các chi hội người cao tuổi“.
Để triển khai thực hiện Luật người cao tuổi, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người cao tuổi; các địa phương đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện Luật Người cao tuổi, góp phần thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách đối với người cao tuổi, củng cố bộ máy tổ chức Hội Người cao tuổi.
Để triển khai thực hiện Luật người cao tuổi, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người cao tuổi; các địa phương đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện Luật Người cao tuổi, góp phần thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách đối với người cao tuổi, củng cố bộ máy tổ chức Hội Người cao tuổi.
Hệ thống văn bản được ban hành đã quy định chi tiết, đầy đủ về chính sách chăm sóc sức khỏe, chúc thọ, mừng thọ, phụng dưỡng, phát huy vai trò, trợ giúp xã hội và quản lý hoạt đông của các cơ sở chăm sóc đối với người cao tuổi.
Sau gần 15 năm thực hiện Luật Người cao tuổi đã thu được những kết quả nhất định. Hoạt động bảo vệ, chăm sóc người cao tuổi được lồng ghép trong nhiều chương trình, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương.
Sau gần 15 năm thực hiện Luật Người cao tuổi đã thu được những kết quả nhất định. Hoạt động bảo vệ, chăm sóc người cao tuổi được lồng ghép trong nhiều chương trình, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương.
Đến nay, 95% người cao tuổi đã được cấp thẻ BHYT, hơn 1,87 triệu người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hơn 1,4 triệu người cao tuổi hưởng trợ cấp người có công với cách mạng, hơn 2,7 triệu người cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, hơn 6.300 Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau được thành lập và hoạt động, góp phần tích cực chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
Việc huy động nguồn lực xã hội để chăm lo cho người cao tuổi được thực hiện hiệu quả. Các cấp Hội Người cao tuổi đã thăm hỏi, tặng quà cho hàng triệu lượt người cao tuổi; tổ chức trao “Mái ấm tuổi già”, “Xóa nhà dột nát” cho người cao tuổi.
Hàng năm, các Hội, tổ chức đoàn thể các cấp đã tổ chức nhiều đợt khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm, cấp thuốc miễn phí cho người cao tuổi; thăm, tặng quà cho người cao tuổi điều trị bệnh.
Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 – 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác.
Trước tình hình mới, để tăng cường bảo đảm an sinh xã hội đối với người dân, trong đó có người cao tuổi, ngày 24/11/2023, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch số 19-KH/TW ngày 27/11/2023 về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 9/5/2024 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Chính phủ, ngày 21/02/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 383/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia người cao tuổi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách về người cao tuổi theo hướng toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội;