Như Sức khỏe và Đời sống đã thông tin, ngày 27/8, UBND TPHCM đã ban hành quyết định về công bố dịch sởi, bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Liên quan đến việc công bố dịch sởi của TPHCM, trong thông tin gửi báo chí sáng nay- 28/8, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay việc công bố dịch phụ thuộc vào hai tiêu chí chính đó là theo yếu tố về chuyên môn và khả năng đáp ứng của địa phương.
Theo Cục Y tế dự phòng, về tiêu chí chuyên môn, TPHCM đủ điều kiện để công bố dịch sởi theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và theo căn cứ tại Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm. Việc công bố dịch là do địa phương tự quyết định và còn căn cứ vào khả năng đáp ứng của thành phố.
Theo Cục Y tế dự phòng, về tiêu chí chuyên môn, TPHCM đủ điều kiện để công bố dịch sởi theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và theo căn cứ tại Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm. Việc công bố dịch là do địa phương tự quyết định và còn căn cứ vào khả năng đáp ứng của thành phố.
Mặc dù, ngay từ đầu TPHCM đã chuẩn bị tốt các kịch bản có thể xảy ra và đã có kế hoạch tiêm chủng vaccine sởi để chuẩn bị cho đợt dịch này tuy nhiên Thành phố cần tiếp tục huy động thêm nguồn lực và cần triển khai các biện pháp phòng, chống dịch mạnh mẽ, quyết liệt hơn.
Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, TPHCM sẽ cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch sau khi công bố dịch như thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp; thực hiện việc khai báo, báo cáo dịch; tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, cách ly y tế và thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân.
Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, TPHCM sẽ cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch sau khi công bố dịch như thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp; thực hiện việc khai báo, báo cáo dịch; tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, cách ly y tế và thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân.
“Việc công bố dịch phụ thuộc vào hai tiêu chí chính đó là theo yếu tố về chuyên môn và khả năng đáp ứng của địa phương, do đó các địa phương cần theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, đánh giá nguy cơ, rà soát kỹ khả năng đáp ứng của địa phương và có các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, kịp thời hiệu quả; đồng thời không để gây hoang mang, lo lắng trong dư luận”- Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.
Đối với người dân, cần thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh về để chủ động các biện pháp phòng bệnh và không xảy ra tình trạng hoang mang lo lắng; đồng thời chủ động đưa trẻ em đi tiêm chủng vaccine đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế và thực hiện các biện pháp phòng bệnh như hạn chế tụ tập đông người, thường xuyên rửa tay với xà phòng và sử dụng khẩu trang khi đến các địa điểm công cộng, các khu vực tập trung đông người.
Liên quan đến dịch bệnh sởi, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai tiêm vaccine phòng bênh sởi.
Bộ Y tế cho biết, Bộ đã ban hành Quyết định số 2495/QĐ-BYT về Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch Sởi năm 2024.
Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Sởi đảm bảo kịp thời, hiệu quả và giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung. Cụ thể: