Bộ Y tế làm việc với WHO, UNICEF và Đại sứ quán Úc về phòng chống dịch sởi tại Việt Nam

Cùng tham dự buổi làm việc về nội dung này, về phía Bộ Y tế có đại diện các Vụ, Cục, Viện thuộc và trực thuộc Bộ Y tế;

Về phía WHO có TS Angela Pratt – Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam; Về phía UNICEF có bà Rana Flowers – Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam; Về phía Đại sứ quán Úc có Ngài Andrew Goledzinowski – Đại sứ Úc tại Việt Nam, các chuyên gia trong lĩnh vực y tế của các tổ chức quốc tế và một số đơn vị liên quan…

Bộ Y tế làm việc với WHO, UNICEF và Đại sứ quán Úc về phòng chống dịch sởi tại Việt Nam- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại buổi làm việc với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) về công tác chuẩn bị ứng phó với dịch sởi tại Việt Nam.

Tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Hoàng Minh Đức đã báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ, kế hoạch phòng chống sởi năm 2024. Theo đó 63 tỉnh, thành phố đã tổ chức thực hiện đánh giá nguy cơ dịch sởi.

Kết quả cho thấy 7/63 tỉnh được đánh giá có nguy cơ rất cao là Hà Tĩnh,TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Sóc Trăng, Bình Phước, Kiên Giang. 7/63 tỉnh được đánh giá là có nguy cơ cao là Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Cà Mau. 9 tỉnh nguy cơ trung bình và số còn lại là các tỉnh, thành có nguy cơ thấp.

Các biện pháp chuyên môn phòng, chống dịch sởi được thực hiện kịp thời. Với công tác giám sát, các đơn vị chuyên môn tiếp tục rà soát các biện pháp giám sát, phòng chống dịch sởi theo hướng dẫn tại Quyết định số 4485/QĐ-BYT ngày 05/12/2022 của Bộ Y tế, phát hiện sớm các trường hợp mắc sởi và thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để nhằm hạn chế lây lan theo quy định.

Các biện pháp chuyên môn phòng, chống dịch sởi được thực hiện kịp thời. Với công tác giám sát, các đơn vị chuyên môn tiếp tục rà soát các biện pháp giám sát, phòng chống dịch sởi theo hướng dẫn tại Quyết định số 4485/QĐ-BYT ngày 05/12/2022 của Bộ Y tế, phát hiện sớm các trường hợp mắc sởi và thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để nhằm hạn chế lây lan theo quy định.

Tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các đối tượng chưa được tiêm chủng đầy đủ vaccine chứa thành phần sởi. Tiêm chiến dịch để phòng, chống sởi, dự kiến triển khai tại 14 tỉnh (miền Bắc 2 tỉnh; miền Nam 11 tỉnh, Tây Nguyên: 1 tỉnh).

Về đối tượng dự kiến: tại Miền Bắc, trẻ từ 1-10 tuổi; Miền Nam, đối tượng tiêm khác nhau theo từng địa phương (Từ 6 – 10 tuổi, 9 tháng – 5 tuổi, 11 tháng – 7 tuổi, 3 – 10 tuổi); Tây Nguyên, trẻ từ 9 tháng – 5 tuổi.

Tổng số đối tượng dự kiến tiêm là khoảng gần 1,4 triệu. Về nhu cầu vaccine cần khoảng 100.000 liều vaccine sởi và 1,58 triệu liều vaccine sởi – rubella.

Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng nghe các ý kiến của đại diện các đơn vị liên quan đến hoạt động phòng chống dịch tại Việt Nam, tập trung vào các vấn đề về số liệu đánh giá nguy cơ, hoạt động giám sát sinh phẩm, hoạt động tiêm chủng tại Việt Nam và khả năng cung ứng vaccine tại Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *