Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi tiếp tục quan tâm và đầu tư cho công tác dân số của Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan – Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển đã nhấn mạnh thông tin tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11/7 do Bộ Y tế và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức hôm nay, 11/7 tại Hà Nội.

Về phía các tổ chức quốc tế có bà Pauline Fatima Tamesis, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam; ông Matt Jacson, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam; các đại biểu đại diện cho các tổ chức Quốc tế; Đoàn ngoại giao các nước…

Về phía các tổ chức quốc tế có bà Pauline Fatima Tamesis, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam; ông Matt Jacson, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam; các đại biểu đại diện cho các tổ chức Quốc tế; Đoàn ngoại giao các nước…

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Đào Hồng Lan nêu rõ, năm 1994 tại thủ đô Cairo – Ai Cập diễn ra Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển với sự tham gia 179 quốc gia trong đó có Việt Nam, Hội nghị đã thông qua Chương trình hành động với tầm nhìn sâu rộng trong lĩnh vực dân số và phát triển.

“Việt Nam không chỉ tích cực tham gia các hoạt động, xây dựng và thông qua chương trình hành động hội nghị mà còn tích cực thực hiện và đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu, chương trình hành động của Hội nghị về Dân số và Phát triển”- Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.

“Việt Nam không chỉ tích cực tham gia các hoạt động, xây dựng và thông qua chương trình hành động hội nghị mà còn tích cực thực hiện và đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu, chương trình hành động của Hội nghị về Dân số và Phát triển”- Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.

Việt Nam đã kiểm soát được tốc độ gia tăng nhanh quy mô dân số, duy trì xung quang mức sinh thay thế từ năm 2006 đến nay và đã góp phần làm tăng GDP bình quân đầu người khoảng 2%/năm, giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các vùng, các nhóm dân cư, nhất là vùng khó khăn có mức sinh cao.

Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực. Tỷ lệ dân số 0-14 tuổi giảm mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, là cơ hội để cải thiện sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên, sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việt Nam bước vào thời kỳ “dân số vàng” từ 2007 và cũng vừa vượt qua mốc 100 triệu dân, tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai.

Cùng đó, chỉ số phát triển con người tăng nhanh và đạt mức trung bình so với các nước trên thế giới. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tỷ suất tử vong mẹ đã giảm sáu lần trong 30 năm qua, từ mức 233/100.000 trẻ đẻ sống năm 1990 xuống còn khoảng 40/100.000 trẻ đẻ sống những năm gần đây. Từ năm 1993, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm gần bốn lần, từ 43,3 xuống 12,1 trên 1.000 trẻ đẻ sống năm 2020.

Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, từ 65,5 tuổi năm 1993 lên 74,5 tuổi năm 2023 cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *