Các ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ chính thức được vận hành, gồm: Công dân Thủ đô (iHanoi); Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội trên VNeID; Hệ thống thông tin phục vụ họp và Xử lý công việc (i-Cabinet) tích hợp với phòng họp thông minh.
Các ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ chính thức được vận hành, gồm: Công dân Thủ đô (iHanoi); Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội trên VNeID; Hệ thống thông tin phục vụ họp và Xử lý công việc (i-Cabinet) tích hợp với phòng họp thông minh.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định: “Nhận thức rõ Đề án 06 Chính phủ góp phần quan trọng, tạo bước phát triển đột phá đối với chuyển đổi số quốc gia, Bộ Y tế đã tích cực tham gia, triển khai các hoạt động của Đề án gắn chặt chẽ với chuyển đổi số y tế”.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: Ngay khi cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, ứng dụng VNeID chính thức đưa vào sử dụng, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan xây dựng, tích hợp Hệ thống thông tin tiêm chủng vaccine COVID-19 và các ứng dụng phục vụ công tác phòng chống COVID-19 khác lên ứng dụng VneID, triển khai trên toàn quốc.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: Ngay khi cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, ứng dụng VNeID chính thức đưa vào sử dụng, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan xây dựng, tích hợp Hệ thống thông tin tiêm chủng vaccine COVID-19 và các ứng dụng phục vụ công tác phòng chống COVID-19 khác lên ứng dụng VneID, triển khai trên toàn quốc.
Để tích hợp lên được ứng dụng VNeID trước đó, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an (C06) đã làm sạch dữ liệu tiêm chủng COVID-19 (253 triệu mũi tiêm, 64,4 triệu người dân tiêm chủng đã được ký xác nhận).
Với kinh nghiệm này, Bộ Y tế đã quyết liệt chỉ đạo làm sạch dữ liệu y tế với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nhờ đó, người dân, các cơ sở y tế, các cơ quan quản lý, các cấp chính quyền thực hiện công tác tiêm chủng nói riêng, các hoạt động phòng chống COVID-19 nói chung, được thuận lợi, hiệu quả, góp phần vào thành công chung của công tác phòng chống COVID-19.
Năm 2023, Bộ Y tế đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các Bộ, Ngành, đơn vị liên quan tích hợp Giấy khám sức khỏe điện tử phục vụ cấp, đổi giấy phép lái xe; tích hợp giấy chứng sinh, giấy chứng tử phục vụ 2 nhóm dịch vụ công liên thông…
Đặc biệt, thấy rõ vai trò, lợi ích của Sổ sức khỏe điện tử đối với công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ Y tế đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội, Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các đơn vị liên quan triển khai tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID thí điểm tại thành phố Hà Nội. Trong đó, Bộ Y tế đã hỗ trợ việc thiết lập hồ sơ sức khỏe thông qua ban hành văn bản, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở khám chữa bệnh chuyển dữ liệu về Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và chia sẻ dữ liệu cho Thành phố Hà Nội.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, sau thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, tháng 10/2023, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4026/QĐ-BYT quy định các trường thông tin sức khỏe cá nhân hiển thị ứng dụng VNeID thí điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội, gồm 48 trường thông tin; đồng thời tích cực phối hợp hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.