Theo Bộ trưởng Bộ Công an, ban hành Luật PCCC&CNCH nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, quản lý về công tác PCCC&CNCH.
Việc ban hành luật còn đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan và khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC trong tình hình mới.
Việc ban hành luật còn đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan và khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC trong tình hình mới.
Về quan điểm xây dựng Luật, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nêu rõ, việc xây dựng luật phải tuân thủ Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật; bảo đảm các quy định của luật được cụ thể và có tính khả thi. Đồng thời đảm bảo nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý về PCCC&CNCH; phân công, phân cấp gắn với trách nhiệm trong quản lý, thực hiện quy định về PCCC&CNCH; kế thừa quy định còn phù hợp, khắc phục những hạn chế, bất cập và bổ sung quy định mới để nâng cao hiệu quả công tác PCCC&CNCH đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Dự thảo Luật gồm 9 chương, 65 điều. Cụ thể: Chương I về quy định chung gồm 11 điều quy định về phạm vi điều chỉnh đối với hoạt động PCCC&CNCH; Chương II về phòng cháy gồm 9 điều; Chương III về chữa cháy gồm 12 điều; Chương IV về CNCH gồm 7 điều; Chương V về xây dựng, bố trí lực lượng, nhiệm vụ của lực lượng PCCC&CNCH gồm 6 Điều; Chương VI về phương tiện PCCC&CNCH gồm 4 Điều; Chương VII về bảo đảm điều kiện cho hoạt động PCCC&CNCH gồm 9 Điều; Chương VIII quản lý nhà nước về PCCC&CNCH gồm 4 Điều; Chương IX về điều khoản thi hành gồm 3 Điều.
Dự thảo Luật gồm 9 chương, 65 điều. Cụ thể: Chương I về quy định chung gồm 11 điều quy định về phạm vi điều chỉnh đối với hoạt động PCCC&CNCH; Chương II về phòng cháy gồm 9 điều; Chương III về chữa cháy gồm 12 điều; Chương IV về CNCH gồm 7 điều; Chương V về xây dựng, bố trí lực lượng, nhiệm vụ của lực lượng PCCC&CNCH gồm 6 Điều; Chương VI về phương tiện PCCC&CNCH gồm 4 Điều; Chương VII về bảo đảm điều kiện cho hoạt động PCCC&CNCH gồm 9 Điều; Chương VIII quản lý nhà nước về PCCC&CNCH gồm 4 Điều; Chương IX về điều khoản thi hành gồm 3 Điều.
Báo cáo thẩm tra dự án Luật này, Chủ nhiệm UBQPAN Lê Tấn Tới nhất trí sự cần thiết ban hành Luật PCCC&CNCH và cho rằng, việc xây dựng và ban hành Luật PCCC&CNCH nhằm thể chế đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về PCCC&CNCH…
UBQPAN cơ bản nhất trí với bố cục của dự thảo luật Chính phủ trình, đồng thời đề nghị bổ sung đầy đủ, cụ thể hơn các quy định về hoạt động CNCH; tiếp tục rà soát, sắp xếp để bảo đảm sự cân đối, lô-gic giữa các chương, điều của dự thảo luật, phù hợp với mục tiêu xây dựng luật.
UBQPAN đề nghị tiếp tục nghiên cứu, thể chế đầy đủ, toàn diện và cụ thể hơn trong dự thảo Luật này các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác PCCC&CNCH, rà soát kỹ các Luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Về quy hoạch PCCC&CNCH, UBQPAN đề nghị Chính phủ căn cứ chủ trương của Đảng, kết hợp tổng kết thực tiễn, nghiên cứu bổ sung các quy định về quy hoạch hạ tầng PCCC trong dự thảo Luật để quy định nội dung, yêu cầu cụ thể đối với quy hoạch hạ tầng PCCC và mối quan hệ với các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phù hợp với pháp luật về quy hoạch để bảo đảm tính đồng bộ trong việc bảo đảm các điều kiện về PCCC&CNCH.
Liên quan đến chính sách của Nhà nước về PCCC&CNCH (Điều 4), có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về chính sách phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH; huấn luyện, diễn tập PCCC&CNCH; có chính sách về đảm bảo đầu tư, phân bổ nguồn lực phục vụ PCCC&CNCH phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của từng địa phương, vùng miền…