Bí quyết để đạt điểm cao trong Kỳ thi đánh giá năng lực

Tính đến thời điểm này, Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 (HSA) gần như đã kín hết các chỗ thi, chỉ còn trống khoảng 200-300 trong số 90.000 chỗ sau ngày đầu mở cổng đăng ký.

Các đợt thi HAS năm nay sẽ diễn ra từ ngày 15/3 đến 18/5 tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Thanh Hóa… Trong quá trình đăng ký ca thi, hệ thống chỉ cho phép tài khoản đăng nhập và thao tác trên một thiết bị máy tính tại cùng thời điểm. Thí sinh chỉ được lựa chọn 1 ca thi duy nhất trong các đợt thi từ 9h ngày 23/2 đến 16h30 ngày 2/3.

Lệ phí đăng ký và dự thi từ năm 2025 là 600.000 đồng/thí sinh/lượt thi, tăng 100.000 đồng so với năm ngoái. Thí sinh nộp trực tuyến trong 96 giờ kể từ khi hoàn thành đăng ký ca thi. Sau 96 giờ thí sinh không nộp lệ phí, ca thi sẽ tự động hủy. Giấy báo dự thi được chuyển qua email và thông báo trên tài khoản dự thi trước ngày thi chính thức 7 ngày.

Lệ phí đăng ký và dự thi từ năm 2025 là 600.000 đồng/thí sinh/lượt thi, tăng 100.000 đồng so với năm ngoái. Thí sinh nộp trực tuyến trong 96 giờ kể từ khi hoàn thành đăng ký ca thi. Sau 96 giờ thí sinh không nộp lệ phí, ca thi sẽ tự động hủy. Giấy báo dự thi được chuyển qua email và thông báo trên tài khoản dự thi trước ngày thi chính thức 7 ngày.

Để giúp thí sinh ôn thi hiệu quả, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo – đại diện Viện Đào tạo số và khảo thí trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, các kỳ thi chung hay riêng đều dựa trên kiến thức nền tảng, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông. “Do vậy thí sinh chỉ cần ôn tập thật tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT là đã đủ cơ sở để tham gia các kỳ thi riêng. Thí sinh không cần phải mày mò, tìm một đường đi khác để hoàn thành bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội”.

Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, ngay sau khi đăng ký thành công ca thi, thí sinh cần vào xem lại đề cương, làm lại những bài thi tham khảo đã công bố để rà soát nếu bản thân còn yếu kém chỗ nào có thể ôn tập bổ sung. Đồng thời xây dựng kế hoạch ôn tập, hệ thống lại kiến thức lớp 10, 11, 12; làm thử các bài thi tham khảo để bấm thử thời gian, kiểm soát thời gian hoàn thành.

Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, ngay sau khi đăng ký thành công ca thi, thí sinh cần vào xem lại đề cương, làm lại những bài thi tham khảo đã công bố để rà soát nếu bản thân còn yếu kém chỗ nào có thể ôn tập bổ sung. Đồng thời xây dựng kế hoạch ôn tập, hệ thống lại kiến thức lớp 10, 11, 12; làm thử các bài thi tham khảo để bấm thử thời gian, kiểm soát thời gian hoàn thành.

Đại diện Viện Đào tạo số và khảo thí trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, khối lượng kiến thức trong kỳ thi HAS đều nằm trong chương trình học lớp 10, 11 và 12. Vì vậy, việc thí sinh không học chắc, không nắm kỹ kiến thức trên lớp thì “luyện thi ở đâu cũng không có tác dụng”. “Khi các em cảm thấy bản thân mất gốc ở một chỗ nào đó cần tự hoàn chỉnh, tự bổ sung ngay bằng nhiều cách, có thể đến nơi luyện thi nếu muốn, hoặc tự học, tự rà soát”.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo khuyên: “Việc thí sinh luyện thi đánh giá năng lực từ lớp 10, 11 chỉ tạo thêm gánh nặng cho bản thân. Bởi với kiến thức lớp 10, 11, thí sinh muốn ôn tập có thể làm thêm các bài thi tham khảo để tìm hiểu, nhận biết về dạng thức, cách đặt câu hỏi. Điều này sẽ hữu ích hơn việc thí sinh đến các lò luyện để luyện 1-2 dạng bài tập nào đó”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *